Thông tin bệnh Chàm

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái C

Chàm

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Nám da

Thông tin bệnh Chàm

Tổng quan Bệnh Chàm cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Chàm.

Tóm tắt bệnh Chàm

Chàm là một trong những bệnh da thường gặp nhất tại các phòng khám da liễu, chiếm khoảng 10% dân số.

Thực ra, đây không phải là một bệnh riêng lẻ mà là một nhóm các bệnh da viêm với nguyên nhân rất phức tạp xảy ra trên một cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với dị nguyên trong hay ngoài cơ thể.

Triệu chứng

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm là ngứa, khô da, đỏ da, trầy xước, nứt da, tăng sừng, dày da, tróc vảy, mụn nước.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Sinh thiết da có thể được thực hiện.

Điều trị

Vệ sinh sạch sẽ nơi da bị tổn thương.

Điều trị bằng mỡ corticoids tại chỗ.

Corticoids uống khi bệnh lan rộng hay tổn thương ở mặt, sinh dục, uống vào buổi sáng.

Tổng quan bệnh Chàm

Chàm là một trong những bệnh da thường gặp nhất tại các phòng khám da liễu, chiếm khoảng 10% dân số.

Thực ra, đây không phải là một bệnh riêng lẻ mà là một nhóm các bệnh da viêm với nguyên nhân rất phức tạp xảy ra trên một cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với dị nguyên trong hay ngoài cơ thể.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm là ngứa, khô da, đỏ da, trầy xước, xuất tiết, nứt da, tăng sừng, dày da, tróc vảy, mụn nước.

Nguyên nhân bệnh Chàm

Cơ địa

Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có thể có người bị chàm, hen suyễn.

Có nhiều nghiên cứu mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng của nội tạng, nội tiết, thần kinh (về cận lâm sàng sẽ thấy công thức máu: tăng bạch cầu ái toan và đơn nhân) có thể di truyền.

Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận...

Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.

Dị nguyên

Các thuốc hay gây phản ứng: Lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, Sunfamid, Chlorocit, Penicillin, Streptomycin.

Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: Xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, Acid, kiềm,...

Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: Vi khuẩn, nấm, siêu vi.

Yếu tố vật lý: Ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.

Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc.

Một số cây: Sơn, cúc tần, rau đay, tía tô dại, cỏ hoang.

Thức ăn: Đặc biệt là các loài tôm, cua, nhộng.

Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài một số yếu tố ngoại lai, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.

Phòng ngừa bệnh Chàm

Các biện pháp phòng bệnh cấp 0, 1, 2, 3

Phòng bệnh cấp 0

Là biện pháp nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ hoặc không cho yếu tố nguy cơ xuất hiện, bao gồm các biện pháp tổ chức xã hội, như tổ chức khám và phát hiện bệnh, phát hiện nguyên nhân gây bệnh để ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh.

Giải quyết vấn đề môi trường, như các bệnh nghề nghiệp, chất xúc tác liên quan đến cơ địa của những người có cơ địa dị ứng.

Phòng bệnh cấp 1

Là áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người khỏe khỏi mắc bệnh, phòng bệnh tích cực cho bệnh nhân khi chưa bị bệnh: Phải có một cơ thể khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, kiêng những thức ăn đồ uống kích thích: rượu chè, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống.

Không tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng.

Phòng bệnh cấp 2

Tăng cường phát hiện bệnh và giải quyết sớm bệnh tật, điều trị bệnh đúng và có hiệu quả, hạn chế chuyển sang thể nặng, tàn phế.

Thăm khám, hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

Tránh dùng các loại thuốc nặng, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng da của bệnh nhân.

Giải thích cho bệnh nhân hiểu và hướng dẫn bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc, phòng bệnh tích cực ngay cả khi đang điều trị, điều trị tốt cũng là một biện pháp phòng bệnh, giải thích cho bệnh nhân chế độ nghỉ ngơi ăn uống, những điều cần tránh khi đang bị bệnh và ngay cả khi lành bệnh.

Phòng bệnh cấp 3

Là việc áp dụng các biện pháp làm giảm và hạn chế tàn phế và phục hồi chức năng.

Điều trị bệnh Chàm

Nguyên tắc

Tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh.

Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.

Chú ý chế độ ăn: Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.

Nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, làm những việc thích hợp.

Tránh dùng các loại thuốc mạnh, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng của bệnh nhân.

Giải thích cho bệnh nhân không cọ, gãi, sát xà phòng, chích lể, hoặc bôi đắp lung tung.

Thuốc bôi

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.

Giai đoạn cấp: Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết: Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.

Giai đoạn bán cấp: Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm...

Giai đoạn mạn: Mỡ Corticoide, mỡ Salycylic, hắc tín, Ichtyol.

Thuốc toàn thân

Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa

Kháng Histamin: Peritol, Dimedrol, Chlopheniramin, Trexyl, Allerry, Astelong, Histalong, Hismanal.

An thần: Diazepam, Seduxen.

Thuốc giải mẫn cảm

Vitamin C liều cao 1-2 g/ngày.

Vitamin liệu phòng: D2, A, B2, B6, P, PP, F.

Kháng sinh: Giai đoạn cấp nên dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.

Khí hậu liệu pháp: Nghỉ ở vùng có nước suối khoáng hoặc ven biển.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-cham-376.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Chàm