Thông tin bệnh Chậm kinh

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái C

Chậm kinh

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Trễ kinh

Thông tin bệnh Chậm kinh

Tổng quan Bệnh Chậm kinh cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Chậm kinh.

Tóm tắt bệnh Chậm kinh

Thông thường chu kì kinh nguyệt của phụ nữ dao động trong khoảng 21-35 ngày.

Nếu sau 35 ngày mà kinh nguyệt của bạn chưa tới thì rất có thể bạn đã bị chậm kinh.

Chậm kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên.

Có thể là do bệnh lý cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường.

Triệu chứng

Chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm thử thai BHCG, siêu âm vùng chậu, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH.

Điều trị

Khi bị chậm kinh cần xác định nguyên nhân gây ra để có biện pháp chữa trị.

Bệnh nhân có thể được kê thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt hoặc điều trị các căn bệnh liên quan.

Tổng quan bệnh Chậm kinh

Chẳng mấy ai biết và để ý vì sao mình lại bị chậm kinh nguyệt như vậy.

Các chị em hầu hết chỉ đi khám khi thấy tình trạng kinh nguyệt không đều của mình kéo dài hoặc có những dấu hiệu bất thường, điều này là hoàn toàn không tốt vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của mỗi người.

Chậm kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên.

Có thể là do bệnh lý cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường

Nguyên nhân bệnh Chậm kinh

Những nguyên nhân gây chậm kinh do ngoại cảnh:

Tác dụng phụ của thuốc: Rối loạn nội tiết sau khi sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai, cũng có thể gây chậm kinh.

Theo các bác sĩ thì thuốc tránh thai có thành phần domperidone có thể có ảnh hưởng và gây nhu động dạ dày.

Vì domperidone dễ dàng thông qua hàng rào máu-não, nên nó được coi là không có tác dụng ức chế thụ thể dopamine trung ương.

Thụ thể dopamine trung ương bị ức chế, dẫn đến giảm các corticosteroid, kết quả là rụng trứng chậm trễ là làm chậm kì kinh nguyệt tiếp theo.

Thuốc tránh thai hàng ngày có chứa cả estrogen và progesterone.

Điều này giúp ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì mức hormone.

Bằng biện pháp này, chúng sẽ ngăn chặn trứng phát triển, hoặc đang rơi rụng trong những ngày rụng trứng.

Khi ấy, thời kỳ kinh nguyệt vẫn như bình thường nhưng do bị giảm đột ngột hàm lượng hormone trong thời gian rụng trứng nên phụ nữ sẽ không mang thai.

Vận động quá nhiều: Hay gặp mất kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng.

Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Do phẫu thuật: Phẫu thuật có thể gây ra dính cổ tử cung, dẫn đến ứ huyết bên trong và làm cho kinh nguyệt bị trì hoãn.

Tinh thần căng thẳng, thay đổi môi trường và các yếu tố tâm lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến các bệnh nội tiết và có thể gây ra trì hoãn kinh nguyệt.

Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh.

Chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại.

Nguyên nhân gây chậm kinh từ bên trong:

Mang thai: Nếu bạn chậm kinh tới 7 ngày thì bạn có thể tiến hành kiểm tra nước tiểu vì rất có thể bạn đã mang thai.

Nếu có thêm các triệu chứng như buồn nôn, đau ngực… thì khả năng mang thai càng cao.

Và tất nhiên, siêu âm sẽ cho bạn kết quả cuối cùng chính xác nhất.

Lúc mang thai cũng là lúc chị em ngưng chu kì kinh nguyệt trong một thời gian.

Mất cân bằng về hormone: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt.

Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, mất kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.

Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn.

Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.

Hoạt động kém của tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra.

Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh.

Phòng ngừa bệnh Chậm kinh

Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ nhất là vệ sinh vùng kín để tránh tình trạng viêm nhiễm, các bệnh phụ khoa.

Vì đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý.

Các loại thực phẩm nên dùng trong thực đơn hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, rượu, bia…

Điều trị bệnh Chậm kinh

Bạn nên sử dụng thêm thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi.

Nếu chưa có ý định có con bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các biện pháp tránh thai, tránh hậu quả về sau.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-cham-kinh-375.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Chậm kinh