Thông tin bệnh Chửa ngoài tử cung

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái C

Chửa ngoài tử cung

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Chửa ngoài tử cung
  • Chửa ngoài dạ con.

Thông tin bệnh Chửa ngoài tử cung

Tổng quan Bệnh Thai ngoài tử cung cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thai ngoài tử cung.

Tóm tắt bệnh Chửa ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ.

Căn bệnh này thường gặp ở những phụ nữ bị viêm nhiễm vòi tử cung, có tiền sử bệnh viêm vùng chậu hoặc mang thai ngoài tử cung, sử dụng vòng tránh thai.

Triệu chứng

Đau bụng, chảy máu âm đạo, đau vùng chậu, choáng, ngất, huyết áp thấp.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm HCG để xác nhận bệnh nhân có mang thai hay không, siêu âm vùng chậu để xác nhận thai trong tử cung.

Nếu thai không được tìm thấy trong tử cung, có thể bệnh nhân đã mang thai ngoài tử cung.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm HCG, siêu âm.

Xét nghiệm bổ sung: Xét nghiệm nhóm máu

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào kích thước và vị trí của thai ngoài tử cung và có thể bao gồm:

Thuốc Methotrexate.

Mổ lấy thai.

Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng.

Tổng quan bệnh Chửa ngoài tử cung

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai bào thai sẽ phát triển tại đó.

Tử cung có 2 vòi trứng ở hai bên, nối với 2 buồng trứng, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với tinh trùng của người nam) sẽ đi vào lòng tử cung để phát triển thành thai.

Chửa ngoài tử cung (hay chửa ngoài dạ con) là tình trạng trứng sau khi thụ tinh tại 1/3 ngoài của vòi tử cung (vòi trứng) không chuyển được vào buồng tử cung như bình thường mà lại phát triển tại một vị trí nào đó.

Đây là một cấp cứu sản khoa nếu không được xử trí tích cực và kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân bệnh Chửa ngoài tử cung

Nguyên nhân chủ yếu do viêm nhiễm vòi tử cung làm cho vòi này bị chít hẹp lại hoặc do khối u ở trong hay ngoài vòi tử cung chèn ép làm cho lòng vòi hẹp lại.

Hoặc do nhu động của vòi tử cung thay đổi khiến trứng đã thụ tinh bị dừng lại trên đường di chuyển vào buồng tử cung hoặc di chuyển ngược ra phía ổ bụng.

Cũng có khi do vòi tử cung quá nhỏ hẹp ở người có bộ phận sinh dục không bình thường…vv.

Phòng ngừa bệnh Chửa ngoài tử cung

Thể chửa ngoài tử cung chưa vỡ:

Là giai đoạn sớm của chửa ngoài tử cung, vòi trứng bị khối thai làm căng phồng nhưng chưa vỡ.

Triệu chứng lâm sàng:

Chậm kinh hoặc rối loạn kinh, đau bụng lâm râm, ra máu âm đạo.

Tử cung mềm, nhỏ hơn so với tuổi thai, cạnh tử cung có một khối mật độ mềm di động biệt lập với tử cung, ấn đau.

Cận lâm sàng:

Thử nước tiểu hCG (+).

Siêu âm ổ bụng: thấy không có thai trong tử cung và khối thai nằm ngoài tử cung.

Soi ổ bụng là biện pháp tốt nhất để chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ.

Chửa ngoài tử cung vỡ ngập lụt ổ bụng:

Thường diễn ra đột ngột và rầm rộ, hay gặp ở vị trí đoạn kẽ và đoạn eo, khi vỡ gây ngập lụt ổ bụng.

Triệu chứng lâm sàng:

Chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Đau bụng vùng hạ vị đột ngột dữ dội làm bệnh nhân choáng hoặc ngất, đau lan xuống âm đạo và tầng sinh môn.

Ra máu âm đạo số lượng ít.

Toàn thân da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, vẻ mặt hoảng hốt, tay chân lạnh, nhịp thở nhanh nông, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.

Khám bụng trướng, gõ đục vùng thấp có phản ứng phúc mạc nhất là vùng hạ vị, dấu hiệu Schotkin -Blumberg (+)

Thăm âm đạo có huyết ra theo tay, cùng đồ Douglas phồng, chạm vào đau chói.

Tử cung nhỏ, di động dễ.

Cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu: hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm.

Xét nghiệm nước tiểu hCG (+).

Siêu âm không thấy túi ối trong tử cung, cùng đồ và ổ bụng nhiều dịch.

Chọc cùng đồ Douglas có máu loãng không đông.

Cần chẩn đoán phân biệt: vỡ tạng đặc chảy máu trong.

Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sinh và cho con bú.

Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay.

Hạn chế nạo phá thai.

Nên đi khám thai sớm:

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén).

Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì.

Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.

Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời.

Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng, duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Khi có viêm nhiễm sinh dục, nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ.

Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán nhầm và dùng thuốc không thích hợp.

Điều trị bệnh Chửa ngoài tử cung

Nguyên tắc điều trị thai ngoài tử cung

Khối thai nằm ngoài tử cung khó có thể phát triển thành thai bình thường, đủ ngày đủ tháng được vì không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Khối thai sẽ vỡ ra và chảy máu, thời điểm sớm hay muộn tùy thuộc vào vị trí của khối thai.

Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải làm sao lấy đi khối thai, hoặc làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi.

Ngoài ra còn phải tùy theo tình trạng mất máu của người bệnh để có những xử trí cấp cứu kịp thời và đúng cách (như truyền máu).

Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay:

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hay mổ nội soi.

Phẫu thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này sẽ thực hiện các thao tác để lấy khối thai.

Phẫu thuật nội soi cần nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang bị, nhân sự, nhưng có lợi cho bệnh nhân hơn vì ít gây dính vùng bụng sau mổ hơn mổ bụng hở.

Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể tiến hành mổ nội soi được thì buộc phải mổ hở.

Điều trị phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Dùng một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.

Chất hiện đang được dùng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic (là thành phần quan trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào, giúp tế bào sinh sôi và phát triển).

Methotrexate cũng là một trong những thuốc được dùng để điều trị ung thư.

Tại Mỹ, thuốc đã được dùng từ những năm 1950 trong điều trị ung thư, và từ những năm 1980 trong điều trị thai ngoài tử cung.

Có nhiều cách dùng thuốc: Tiêm thuốc vào bắp cơ một lần duy nhất, hoặc nhiều lần, hoặc tiêm thẳng vào khối thai.

Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm da, ảnh hưởng gan; tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thai ngoài tử cung, do liều dùng thấp, nên hầu như các tác dụng này không đáng ngại (thông thường, với một liều tiêm vào mạch máu, sau 24 giờ, 90% thuốc đã được thải qua đường thận).

Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi để đánh giá tình trạng khối thai, thời gian này kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật (từ 3-4 tuần).

Cũng có khi khối thai vẫn tiếp tục phát triển sau dùng thuốc, buộc phải chuyển sang phẫu thuật.

Cách điều trị này được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa Sản trong vòng 10 năm trở lại đây.

Cách sử dụng thuốc phổ biến hiện nay là dùng Methotrexate 1 liều, tiêm bắp, có thể lặp lại tối đa 3 liều.

Những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, kích thước dưới 3cm, tim thai chưa có hoạt động, thường được chọn lựa cho điều trị bằng thuốc.

Theo dõi sau đó bao gồm theo dõi tình trạng đau trên lâm sàng và trên siêu âm không thấy có tình trạng dịch ổ bụng do khối thai bị rạn nứt hay vỡ, diễn tiến nhỏ dần của khối thai và theo dõi trên xét nghiệm máu, đánh giá sự giảm dần nồng độ Beta hCG, là một chất do nhau thai tiết ra, chứng tỏ nhau thai đã bị thoái hoá dần.

Bệnh nhân được yêu cầu không có thai ít nhất là 2 tháng sau điều trị nội khoa.

Điều trị bảo tồn hay không bảo tồnlà có giữ lại được vòi trứng hay không.

Khi khối thai đã vỡ thì thường phải cắt bỏ vòi trứng.

Nếu bệnh nhân chỉ còn lại một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai.

Tuy nhiên, nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì có nhiều khả năng sẽ mất cả vòi trứng còn lại.

Do đó, khi khối thai chưa vỡ, người ta thường đặt vấn đề bảo tồn vòi trứng, đặc biệt trên người chưa đủ con.

Phẫu thuật lúc này sẽ là mở vòi trứng, lấy khối thai và cầm máu.

Cũng có khả năng tái phát thai ngoài tử cung ngay trên chỗ mở vòi trứng, nhưng dù sao, bệnh nhân vẫn giữ được vòi trứng thì khả năng có thai sẽ vẫn tốt hơn là chỉ còn một bên vòi trứng.

Có thể thực hiện bảo tồn qua mổ nội soi hay mổ bụng hở.

Khi điều trị nội khoa thành công thì đương nhiên giữ lại được vòi trứng, hơn nữa, khả năng tái phát trên vòi trứng nếu điều trị nội khoa sẽ thấp hơn khi phẫu thuật.

Điều trị tại chỗ: Dùng thuốc hay một số chất đặc biệt tiêm thẳng vào khối thai, mục đích làm cho tế bào nhau và thai chết đi, có thể dùng Methotrexate, dung dịch đường ưu trương, Clorua kali…vv.

Tuy nhiên, đây là cách điều trị không phổ biến, chỉ sử dụng trong một vài trường hợp.

Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:

Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ.Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, khả năng kinh tế, sự thông hiểu của bệnh nhân (nhất là khi điều trị nội khoa: cần sự kiên trì theo dõi, tái khám nhiều lần và chấp nhận có thể thất bại phải chuyển sang phẫu thuật).Tình trạng của cơ sở y tế, có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo.

Thể chửa ngoài tử cung chưa vỡ:

Phẫu thuật càng sớm càng tốt, tránh mất máu.

Ngày nay sử dụng phẫu thuật nội soi có thể bảo tồn ống dẫn trứng bằng cách rạch dọc theo vòi trứng lấy hết nhau, cầm máu tốt, sau đó khâu phục hồi lại đường rạch.

Tiêm Metrotrexat 10g vào thẳng khối thai dưới siêu âm và theo dõi trên lâm sàng, cận lâm sàng.

Chửa ngoài tử cung vỡ ngập lụt ổ bụng:

Phẫu thuật ngay không trì hoãn, vừa phẫu thuật vừa hồi sức tích cực bằng truyền máu hay các chất thay thế bằng truyền dịch, trợ tim, trợ sức cho thở ôxy.

Khi vào ổ bụng, cho tay tìm ngay chỗ vòi trứng vỡ để cầm máu, sau đó chờ huyết áp lên tiếp tục xử lý cắt bỏ đoạn vỡ, khâu cầm máu, sau đó vùi mỏm cắt.

Lau sạch ổ bụng, đóng bụng không cần dẫn lưu.

Thể huyết tụ thành nang:

Cần phải mổ để tránh vỡ thứ phát và nhiễm khuẩn trong ổ máu tụ.

Khi vào ổ bụng lấy hết khối máu tụ, khâu cầm máu tốt, lau rửa sạch và dẫn lưu ổ bụng khi cần thiết.

Chửa trong ổ bụng:

Khi thai nhỏ hơn 32 tuần, phẫu thuật ngay để lấy thai dù thai còn sống vì nếu chờ đợi sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và khó có thể tiên lượng diễn biến của bệnh.

Nếu tuổi thai 32 tuần có thể chờ đợi thai đủ tháng rồi mổ lấy thai.

Khi mổ, cặp cắt và buộc cuống rốn sát bánh rau.

Tuyệt đối không được bóc bánh rau, trừ khi có thể cầm máu thật chắc mới được bóc.

Đóng bụng lại và cho dùng kháng sinh liều cao.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-chua-ngoai-tu-cung-384.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Chửa ngoài tử cung