Thông tin bệnh Cơn hen phế quản

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái C

Cơn hen phế quản

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Hen suyễn
  • Suyễn
  • Asthma

Thông tin bệnh Cơn hen phế quản

Tổng quan Bệnh Cơn hen phế quản cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Cơn hen phế quản.

Tóm tắt bệnh Cơn hen phế quản

Các ống dẫn khí trong phổi được gọi là khí quản và phế quản.

Bệnh hen phế quản, còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại… Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rất khác nhau từ rối loạn hơi thở cho đến tử vong.

Triệu chứng

Ho; Khó thở; Thở khò khè; Tím tái; Đau ngực; Trụy hô hấp

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chụp X-quang, kiểm tra chức năng phổi, kiểm tra dị ứng.

Điều trị

Triệu chứng cấp tính: sử dụng cường Bêta-2-giao cảm dạng hít.

Giảm viêm và giữ phế quản mở: Corticosteroid dạng hít, Beta agonist thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, chất đối kháng Leukotriene miệng và/hoặc Cromolyn hít được sử dụng thường xuyên nhất.

Điều trị hen suyễn nặng: Corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch và thuốc giãn phế quản dạng hít, kết hợp Albuterol và Ipratropium (DuoNeb)

Tổng quan bệnh Cơn hen phế quản

Trong cơn hen, các cơ xung quanh đường hô hấp trở nên phù nề và viêm, gây ra thu hẹp ống phế quản.

Có thể ho, thở khò khè và khó thở.

Cơn hen có thể ở trẻ vị thành niên, với các triệu chứng mà điều trị tại nhà có thể cải thiện tốt nhanh chóng, hoặc nó có thể nghiêm trọng hơn.

Một cơn hen nặng mà không cải thiện với điều trị tại nhà có thể trở thành một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.

Chìa khóa để ngăn chặn một cơn hen là chẩn đoán và điều trị cơn hen sớm.

Thực hiện theo các kế hoạch điều trị đã làm việc với bác sĩ trước.

Kế hoạch này nên bao gồm những việc cần làm khi bệnh hen bắt đầu trở nặng, và để đối phó với cơn hen tiến triển.

Nguyên nhân bệnh Cơn hen phế quản

Yếu tố gây cơn hen: có thể là yếu tố gây dị ứng hoặc không gây dị ứng.

Yếu tố gây dị ứng: mạt nhà, nấm mốc, phấn hoa, thú nuôi có lông, côn trùng, thuốc aspirin và các loại thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, chất bảo quản thực phẩm như sulfites.

Yếu tố không gây dị ứng: thay đổi thời tiết, cảm cúm, sương, khói bụi ô nhiễm, mùi lạ như mùi chiên xào, mùi sơn, nước hoa, xúc động, gắng sức, thai kỳ.

Phòng ngừa bệnh Cơn hen phế quản

Để phòng tránh bột phát cơn hen, phải đồng thời làm hai việc:

Ðiều trị tốt bệnh hen cơ bản bằng thuốc kháng viêm xịt:Corticoid là thuốc điều trị cơ bản bệnh hen, mục tiêu điều trị là giảm hiện tượng viêm tại phế quản, khuyên dùng qua đường hít, được chỉ định cho hen mức độ II, III, IV.Liều điều trị phải phù hợp với mức độ của bệnh hen, có thể thay đổi và giảm dần, thậm chí ngưng thuốc theo thời gian nếu bệnh hen được kiểm soát tốt.Thời gian điều trị phải đủ dài để có thể khống chế tốt hiện tượng viêm.

Nhận biết và phòng tránh các yếu tố gây cơn hen

Do viêm mũi dị ứng

Ðiều trị nội khoa:

Dùng tại chỗ: Corticoid hít, thuốc co mạch.

Dùng toàn thân: Corticoid uống, thuốc chống dị ứng.

Ðiều trị ngoại khoa: Chỉ dùng khi điều trị nội khoa không đáp ứng được việc chữa khỏi bệnh.

Điều trị ngoại khoa có mục đích làm giảm triệu chứng nghẹt mũi là chính, không có tác dụng lên các triệu chứng hắt hơi sổ mũi, ngứa mũi.

Gồm hai phẫu thuật là: tạo hình xương xoăn mũi và cắt xương xoăn mũi.

Thay đổi lối sống bằng biện pháp vệ sinh mũi: Hỉ mũi, rửa mũi.

Do trào ngược dạ dày - thực quản:

Ðiều trị nội khoa: bằng thuốc liều cao và phải kéo dài đủ lâu.

Thay đổi lối sống bằng điều trị thay đổi tư thế và chế độ ăn.

Ðiều trị ngoại khoa: Khi không đáp ứng điều trị nội khoa.

Điều trị bệnh Cơn hen phế quản

Nguyên tắc chung:

Cơn hen phế quản nặng: Xử trí thuốc trước, thủ thuật sau.

Cơn hen phế quản nguy kịch: Tiến hành thủ thuật trước, xử trí thuốc sau.

Xử trí cơn hen phế quản nặng:

Xử trí tại chỗ (tại nhà bệnh nhân, tại y tế cơ sở, trên đường vận chuyển):

Thở ôxy 40-60% nếu có.

Thuốc dùng ưu tiên hàng đầu là cường Bêta-2-giao cảm dạng hít.

Salbutamol (Ventolin MDI) bơm họng 2 nhát liên tiếp (khi hít vào sâu).

Sau 20 phút chưa đỡ bơm tiếp 2 - 4 nhát nữa.

Trong vòng 1 giờ đầu có thể bơm thêm 2 - 3 lần nữa (mỗi lần 2 - 4 nhát).

Nên dùng buồng đệm (Spacer) để tăng hiệu quả của thuốc.

Hoặc Terbutalin (Bricanyl) bơm với liều như trên.

Hoặc Fenoterol (Berotec) bơm 1 - 2 lần, mỗi lần 2 nhát cách nhau 20 phút.

Hoặc Formoterol/Budesonide turbuhaler 4,5/160g hít 2 nhát mỗi lần, nếu không đỡ có thể nhắc lại sau 10-20 phút, liều tối đa là 8 nhát hít.

Trong trường hợp có máy và thuốc khí dung: nên bệnh nhân khí dung luôn nếu sau 2 - 3 lần xịt không có kết quả.

Nếu dùng thuốc cường Bêta-2 không đỡ, nên phối hợp thêm thuốc ức chế giao cảm: Ipratropium (Atrovent) bơm họng 2 nhát.

Có thể dùng các chế phẩm phối hợp sẵn 2 nhóm thuốc trên: Berodual (Fenoterol + Ipratropium) xịt mỗi lần 2 phát, 20 phút/lần; hoặc Combivent (Salbutamol + Ipratropium) xịt với liều trên.

Nếu tình trạng khó thở không giảm: Chuyển nhanh đến bệnh viện, trên đường vận chuyển dùng thêm:

Dùng Salbutamol hoặc Terbutaline xịt 8 - 12 phát liên tục vào buồng đệm cho bệnh nhân hít thở.

Terbutaline hoặc Salbutamol (ống 0,5mg) tiêm dưới da 1 ống.

Corticoit đường toàn thân:

Prednisolone 40-60 mg uống.

Hoặc Hydrocortisone 100mg tiêm tĩnh mạch

Hoặc Methylprenisolone 40mg tiêm tĩnh mạch.

Có thể dùng một số thuốc khác trong trường hợp không có sẵn hoặc không đáp ứng các thuốc nói trên:

Aminophyllin 5 mg/kg cân nặng cơ thể, tiêm tĩnh mạch chậm trong 20 phút.

Adrenalin 0,3 mg tiêm dưới da.

Nếu cơn không giảm có thể nhắc lại sau 20 phút với cùng liều trên.

Không nên tiêm dưới da quá 3 lần, nên thay đổi vị trí tiêm để tránh hoại tử tại nơi tiêm.

Xử trí tại bệnh viện: cần rất khẩn trương:

Những phương pháp điều trị không nên dùng trong cơn hen nặng:

Thuốc an thần.

Thuốc làm loãng đờm

Vỗ rung

Bù dịch số lượng lớn

Dùng kháng sinh bao vây.

Chú ý: đảm bảo điều trị, chuẩn bị sẵn thuốc và phương tiện cấp cứu tối thiểu trong quá trình vận chuyển bệnh nhân:

Thở ôxy

Thuốc giãn phế quản

Đặt đường truyền tĩnh mạch

Bóng Ambu và mặt nạ - ống nội khí quản và bộ đặt nội khí quản (nếu có).

Các biện pháp phối hợp:

Cho bệnh nhân đủ nước qua đường uống và truyền (2 - 3 lít/ngày).

Kháng sinh: chỉ cho nếu có biểu hiện nhiễm khuẩn.

Cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng thuốc.

Không nên dùng Penicillin (dễ gây dị ứng), các thuốc nhóm Macrolid và Quinolon (làm tăng tác dụng phụ của Aminophyllin).

Nếu cơn hen không đỡ nhanh sau khi cấp cứu 30-60 phút, nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Nếu không có sẵn hoặc không đáp ứng với Salbutamol và Terbutaline, có thể dùng các thuốc giãn phế quản khác:

Adrenalin: (một chỉ định rất tốt của Adrenalin là cơn hen phế quản có truỵ mạch): Tiêm dưới da 0,3 mg.

Nếu không đỡ khó thở, có thể tiêm dưới da nhắc lại 0,3 mg/mỗi 20 phút, nhưng không nên tiêm quá 3 lần.

Lưu ý: không nên dùng Adrenalin ở bệnh nhân già, có tiền sử bệnh tim hoặc bệnh mạch vành, tăng huyết áp.

Aminophyllin:

Tiêm tĩnh mạch chậm: 5 mg/kg cân nặng cơ thể, tiêm chậm trong 20 phút.

Sau đó, truyền tĩnh mạch liên tục 0,6mg/kg/giờ (không quá 1g/24 giờ).

Nên dùng phối hợp với các thuốc kích thích Bêta-2-giao cảm (Salbutamol...).

Chú ý: dễ có nguy cơ ngộ độc (buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, co giật) nếu dùng liều quá cao, đặc biệt ở nguời già, suy gan hoặc đã dùng Theophyllin trước khi đến viện vì khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc gần nhau.

Magnesium sulphate: tiêm tĩnh mạch 2g.

Corticoid:

Solumedrol (ống 40 mg) tiêm tĩnh mạch.

Hoặc Prednisolone 40-60 mg uống.

Hoặc Hydrocortisone 100mg tiêm tĩnh mạch.

Khi bệnh nhân đã ra khỏi cơn hen nặng: giảm liều dần trước khi dừng thuốc.

Kết hợp với Corticoid tại chỗ (xịt hoặc khí dung qua máy).

Nếu sau 20 phút không đỡ khó thở: xịt họng tiếp 2-4 nhát.

Trong vòng 1 giờ đầu có thể xịt thêm 2-3 lần (mỗi lần 2-4 nhát) nếu còn khó thở.

Xịt họng 2 nhát liên tiếp (đồng thời hít vào sâu).

Sử dụng thuốc giãn phế quản:

Salbutamol (Ventoline) hoặcTterbutaline (Bricanyl) dung dịch khí dung 5mg: Khí dung qua mặt nạ 20 phút/lần, có thể khí dung đến 3 lần liên tiếp nếu sau khi khí dung 1 lần chưa có hiệu quả.

Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau 3 lần khí dung:

Nếu hết hoặc đỡ khó thở nhiều: khí dung nhắc lại 4 giờ/lần, kết hợp thêm thuốc giãn phế quản đường uống.

Nếu không đỡ khó thở: kết hợp khí dung với truyền tĩnh mạch:

Bricanyl ống 0,5 mg, pha trong dung dịch Natri chlorua 0,9% hoặc Glucose 5% truyền tĩnh mạch (bằng bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch - nếu có), tốc độ truyền khởi đầu 0,5 mg/giờ (0,1 - 0,2 g/kg/phút), tăng dần tốc độ truyền 15 phút/lần đến khi có hiệu quả (có thể tăng liều đến 4 mg/giờ).

Hoặc: Salbutamol truyền tĩnh mạch (với liều tương tự Bricanyl) hoặc tiêm dưới da 0,5 mg mỗi 4-6 giờ.Nếu không có Salbutamol hoặc Bricanyl dạng khí dung, có thể dùng Salbutamol dạng bình xịt định liều:

Thở ô xy mũi 4-8 lít/phút

Xử trí cơn hen phế quản nguy kịch:

Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 10-12 lít/phút.

Nhanh chóng tiến hành đặt ống nội khí quản và bóp bóng qua nội khí quản.

Nếu không đặt được nội khí quản, hoặc bệnh nhân biểu hiện ngạt thở, tiến hành mở khí quản cấp cứu.

Các thuốc xử dụng trong cơn hen phế quản nguy kịch:

Adrenalin:

Tiêm tĩnh mạch 0,3 mg, tiêm nhắc lại sau 5 phút nếu chưa đạt được hiệu quả giãn phế quản hay huyết áp tụt.

Sau đó truyền Adrenalin tĩnh mạch liên tục với liều bắt đầu 0,2 - 0,3 g/kg/phút, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân (mức độ co thắt phế quản, nhịp tim và huyết áp).

Chống chỉ định dùng Adrenalin trên những bệnh nhân có suy tim, bệnh mạch vành, huyết áp cao, loạn nhịp tim...

Salbutamol hoặc Bricanyl hoặc Aminophyllin dùng đường tĩnh mạch với liều như đối với cơn hen phế quản nặng.

Methylprednisolone (ống 40 mg) hoặc Hydrocortisone (ống 100mg) tiêm tĩnh mạch 3 - 4 giờ/ống.

Điều trị phối hợp (kháng sinh, truyền dịch...) tương tự cơn hen nặng.

Gọi ngay đội cấp cứu ngoại viện của tuyến cấp cứu cao hơn.

Sau khi đã đặt được ống nội khí quản và truyền tĩnh mạch thuốc giãn phế quản, chuyển bệnh nhân bằng xe cứu thương tới khoa Hồi sức cấp cứu để điều trị chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-con-hen-phe-quan-404.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Cơn hen phế quản