Thông tin bệnh Cong vẹo cột sống

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái C

Cong vẹo cột sống

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Cong vẹo cột sống

    Tổng quan Bệnh Cong vẹo cột sống cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Cong vẹo cột sống.

    Tóm tắt bệnh Cong vẹo cột sống

    Vẹo cột sống là tình trạng cong bất thường của cột sống sang một bên và thường không rõ nguyên nhân mặc dù có tính chất gia đình.

    Vẹo cột sống nhẹ không cần điều trị tuy nhiên, nếu nặng sẽ phải phẫu thuật.

    Căn bệnh này thường nặng lên theo thời gian, tuổi tác.

    Triệu chứng

    Đau lưng; Còng lưng; Tê yếu lưng

    Chẩn đoán

    Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng để xác định mức độ cong vẹo của cột sống.

    Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) và sử dụng công cụ đo mức độ cong vẹo của cột sống scoliometer.

    Điều trị

    Điều trị bao gồm nẹp cột sống, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

    Tổng quan bệnh Cong vẹo cột sống

    Định nghĩa

    Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang.

    Phân loại

    Cong vẹo cột sống có hai nhóm chính: Vẹo không cấu trúc và Vẹo cấu trúc.

    Vẹo không cấu trúc: Vẹo không cấu trúc là vẹo với cột sống không biến dạng, bao gồm các loại:

    Vẹo tư thế: Cột sống vẹo khi đứng thẳng, lúc cúi lưng, lúc nằm, lúc được xách bổng lên, lúc bảo bệnh nhân đứng nghiêng về bên đường cong vồng thì hết vẹo.

    Vẹo bù trừ: Bệnh nhân chân dài chân ngắn.

    Nếu đi dép nâng đế ở chân thấp cho hai chi dưới bằng nhau thì hết vẹo.

    Vẹo do thoát vị đĩa đệm cột sống: Nhân đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh gây đau thần kinh hông.

    Để cho rễ thần kinh đỡ bị chèn ép, bệnh nhân nghiêng cột sống.

    Thoát vị đĩa đệm thường ở người lớn nhưng cũng gặp ở trẻ em.

    Vẹo do viêm: Viêm cơ thắt lưng - chậu, bệnh nhân nghiêng cột sống về bên đau cho các cơ đỡ đau.

    Vẹo cột sống không cấu trúc quan sát ở tư thế đứng và được nắn chỉnh thẳng khi cúi.Trong trường hợp trên, mỗi đốt sống đều bình thường, cột sống cong nhưng không xoay và vẹo không bao giờ tiến triển trở thành vẹo cấu trúc.

    Vẹo cấu trúc:

    Vẹo cấu trúc là vẹo với cột sống biến dạng (đốt sống bị biến dạng ở đường cong).

    Trong hầu hết các trường hợp vẹo cấu trúc xuất hiện trước tuổi xương ngừng lớn, kèm xoay và bao gồm bốn loại: Vẹo tự phát; Vẹo do liệt; Vẹo bẩm sinh; Vẹo trong một số bệnh như bệnh u xơ thần kinh, bệnh rỗng tuỷ sống, bệnh thoát vị tuỷ - màng tuỷ, bệnh lao xương sống.

    Vẹo cột sống cấu trúc trên lâm sàng và X-quang.

    Một số trường hợp vẹo xuất hiện sau tuổi xương ngừng phát triển và không kèm xoay như: Vẹo do gẫy lún một bên thân sống; Lao với lún một bên thân đốt sống; Bệnh khớp thoái hoá; Chứng loãng xương.

    Tỷ lệ mắc bệnh

    Theo một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Johne Lostenin, Justusf Lehmann, Arnald J Capute… thì tỷ lệ người mắc bệnh cong vẹo cột sống tương đối cao 3-4% trong đó 2% cần điều trị.

    Nguyên nhân bệnh Cong vẹo cột sống

    Trong đó, vẹo cột sống chưa tìm ra nguyên nhân chiếm từ 60 - 70%.

    Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xét đến bệnh cong vẹo cột sống học đường.

    Trẻ bị cong vẹo cột sống thường do:

    Thiếu bàn ghế ngồi học, kích thước bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi, sự sắp xếp không đúng cách, trẻ ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng… Lao động quá sớm, tư thế lao động bị gò bó như gánh, vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ, đeo cặp sách quá nặng so với tuổi và không đều hai bên vai.

    Trẻ nghiêng vẹo trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt, lao động (ví dụ như trẻ phải nghiêng người về chỗ có ánh sáng do thiếu ánh sáng).

    Do bệnh tật, còi xương, suy dinh dưỡng, tai nạn.

    Đa số trẻ dưới 3 tuổi bị vẹo cột sống bẩm sinh hay liên quan đến các bệnh lý khác đều khó điều trị và tiên lượng nặng hơn.

    Khoảng 20% trẻ vẹo cột sống ở độ tuổi thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân từ các bệnh lý khác kèm theo, phần lớn chưa tìm ra nguyên nhân.

    Sau 10 tuổi, đa số trẻ vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến tuổi trưởng thành.

    Tuổi càng nhỏ, nguyên nhân bệnh lý kèm theo càng nhiều, càng khó điều trị.Bệnh nhân đến khám càng muộn, vẹo cột sống càng nặng thì phẫu thuật điều trị càng nguy hiểm.

    Phòng ngừa bệnh Cong vẹo cột sống

    Cải thiện điều kiện vệ sinh trường học

    Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở học sinh.

    Để đảm bảo tư thế ngồi học đúng, nhà trường, gia đình cần trang bị bộ bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể học sinh.

    Đặc biệt, ngay từ khi mới đi học (mẫu giáo, tiểu học), thầy cô giáo, gia đình cần nhắc nhở để tạo thói quen ngồi đúng tư thế cho các em.

    Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6 cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.

    Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, các em vẫn ngồi sai.

    Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

    Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo từ 300lux trở lên.

    Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em để đảm bảo ánh sáng tốt hơn.

    Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể.

    Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.

    Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý

    Nhà trường và gia đình cần phối hợp giúp học sinh có một chế độ học tập và sinh hoạt hợp lý.

    Trong thời gian ở trường cũng như ở nhà, học sinh không nên ngồi học, xem tivi quá lâu, giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) học sinh phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm gánh nặng thể chất, tăng cường hoạt động vận động ngoài trời.

    Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, nhất là các bữa chính.

    Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

    Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi.

    Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều.

    Trung bình, học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11-10 giờ; Từ 11-14 tuổi, thời gian ngủ là 10-9 giờ; Từ 15-17 tuổi, thời gian ngủ là 9-8 giờ.

    Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ

    Khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và kiến nghị phòng chống kịp thời.

    Ngoài ra, việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ còn có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình phòng chống cong vẹo cột sống học đường.

    Điều trị bệnh Cong vẹo cột sống

    Can thiệp sớm

    Nguyên tắc:

    Can thiệp ngay khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.

    Góc COBB 20 độ theo dõi 6 tháng.

    Góc COBB 20-45 độ làm nẹp cột sống và theo dõi 6 tháng/lần.

    Góc COBB tiến triển xấu đi nhanh 40 độ thì tiến hành phẫu thuật.

    Kỹ thuật can thiệp phụ thuộc vào độ cong vẹo cột sống.

    Mục tiêu can thiệp

    Nắn sửa các biến dạng vùng cột sống, khung chậu, lồng ngực.

    Duy trì và tăng cường tầm vận động của cột sống.

    Phòng ngừa sự phát triển của các biến dạng thứ phát.

    Phòng ngừa các biến dạng thứ phát của hệ vận động, hệ hô hấp và hệ tim mạch.

    Kỹ thuật phục hồi chức năng.

    Nẹp cột sống

    Chỉ định:

    Góc COBB 25 độ

    8 độ độ xoay của cột sống

    Có các loại áo nẹp chỉnh hình:

    Minwauker

    Chêneau

    Lyon

    Mieder

    Theo dõi trong vòng 3 tháng đến khám lại một lần, 6 tháng chụp X-quang một lần.

    Phẫu thuật chỉnh hình

    Chỉ định:

    Khi góc COBB 20 độ + Tiến triển xấu đi.

    Góc COBB 45độ

    Khi đường cong ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-cong-veo-cot-song-388.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Bệnh cùng chuyên mục

    Thuốc liên quan đến bệnh Cong vẹo cột sống