Thông tin bệnh Đau bụng kinh

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái Đ

Đau bụng kinh

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Đau bụng kinh

    Tổng quan Bệnh Đau bụng kinh cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Đau bụng kinh.

    Tóm tắt bệnh Đau bụng kinh

    Đau bụng kinh là một thuật ngữ y học chỉ sự co thắt khi có kinh, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới ở nhiều phụ nữ trước và trong thời gian có kinh.

    Với một số phụ nữ, nó chỉ đơn thuần là sự khó chịu nhưng với những người khác, đau bụng kinh có thể đủ nghiêm trọng để cản trở các hoạt động thường ngày trong vài ngày mỗi tháng.

    Đau bụng kinh có hai dạng là nguyên phát hoặc thứ phát.

    Đau bụng kinh nguyên phát gồm những bất thường phi thể chất.

    Các cơn đau bình thường này tác động tới 50-90% số phụ nữ ở lứa tuổi có kinh.

    Đau bụng kinh nguyên phát thường khởi phát 3 năm sau khi người nữ bắt đầu có kinh.

    Đau bụng kinh thứ phát gồm nguyên nhân thể chất, như viêm nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.

    Triệu chứng

    Đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới, đau lan ra lưng dưới và đùi.

    Các dấu hiệu và triệu chứng ít gặp bao gồm: buồn nôn và nôn, phân lỏng, ra mồ hôi, hoa mắt.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Khám vùng chậu, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI).

    Điều trị

    Với đau bụng kinh thứ phát, cần điều trị nguyên nhân chính.

    Tùy theo nguyên nhân, điều trị có thể bao gồm kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật để cắt bỏ u xơ hoặc polyp.

    Có thể giảm khó chịu do đau bụng kinh bằng cách dùng thuốc chống viêm phi Steroid (NSAID) không cần kê đơn như Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin và các thuốc khác) hoặc Naproxen (Aleve, Anaprox).

    Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc tránh thai đường uống liều thấp.

    Tổng quan bệnh Đau bụng kinh

    Ngay cả khi bạn không quen thuộc với thuật ngữ này, nếu là phụ nữ, bạn có thể đau bụng kinh một vài lần trong đời.

    Đau bụng kinh đơn giản là một thuật ngữ y học đối với sự co thắt khi có kinh, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới ở nhiều phụ nữ chỉ trước và trong thời gian có kinh.

    Với một số phụ nữ, nó chỉ đơn thuần là sự khó chịu nhưng với những người khác, đau bụng kinh có thể đủ nghiêm trọng để cản trở các hoạt động thường ngày trong vài ngày mỗi tháng.

    Đau bụng kinh có hai dạng là nguyên phát hoặc thứ phát.

    Đau bụng kinh nguyên phát gồm những bất thường phi thể chất.

    Cái gọi là các cơn đau bình thường này tác động tới 50-90% số phụ nữ ở lứa tuổi có kinh.

    Đau bụng kinh nguyên phát thường khởi phát 3 năm sau khi trẻ gái bắt đầu có kinh.

    Đau bụng kinh thứ phát gồm nguyên nhân thể chất, như viêm nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.

    Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát, có một vài cách để làm bạn dễ chịu hơn.

    Cơn đau cũng có xu hướng giảm cường độ theo tuổi của bạn và thường mất sau khi bạn có thai.

    Với đau bụng kinh thứ phát, có thể giải quyết cơn đau bằng cách điều trị nguyên nhân.

    Nguyên nhân bệnh Đau bụng kinh

    Để tạo môi trường nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh, hormon sinh dục nữ Estrogen làm cho nội mạc tử cung dầy lên trong mỗi tháng.

    Ngay sau đó, nang (một bọc nhỏ) trong buồng trứng của bạn chứa trứng đơn (trứng) tách và rụng trứng.

    Nếu trứng được thụ tinh bằng cách tiếp xúc với tinh trùng trên đường tới tử cung, trứng sẽ làm tổ trong niêm mạc tử cung.

    Tuy nhiên, phần lớn trứng không được thụ tinh qua tử cung và ra ngoài cơ thể.

    Sau một thời gian ngắn, tử cung của bạn sẽ bong niêm mạc, và bắt đầu có kinh.

    Để tống hết niêm mạc, tử cung co lại.

    Prostaglandin, chất giống Hormon làm giảm đau và chống viêm, gây co cơ tử cung.

    Không ai biết chắc chắn điều này, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Prostaglandin gây bí kinh (đau bụng kinh nguyên phát).

    Nhiều bệnh có thể gây đau bụng kinh thứ phát, bao gồm:

    Lạc nội mạc tử cung.

    Trong bệnh gây đau này, niêm mạc tử cung đã bám ra ngoài tử cung, hay gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc tiểu khung.

    Bệnh viêm tiểu khung.

    Bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ này thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

    Dùng dụng cụ tử cung (IUD).

    Dụng cụ tránh thai nhỏ, bằng chất dẻo, hình chữ T được đưa vào tử cung.

    U xơ tử cung và Polyp tử cung.

    Các khối u không ác tính và phần phát triển lồi lên từ nội mạc tử cung.

    Phòng ngừa bệnh Đau bụng kinh

    Trước kỳ kinh nguyệt từ 3-5 ngày, bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu.

    Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay các loại thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

    Không nên ăn nhiều một lúc mà chia thành các bữa nhỏ, tránh những thứcăn gây đầy bụng, khó tiêu.

    Ngoài ra, bạn cũng cần ăn các loại thực phẩm chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua… bởi nó hỗ trợ khá tốt trong việc giảm cơn đau bụng kinh.

    Nên giữ ấm cơ thể để thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp.

    Bạn nên uống nước ấm và dùng túi giữ nhiệt đặt lên bụng để giúp giảm cơn đau.

    Đặc biệt là trong đêm trước của chu kỳ “đèn đỏ”, bạn nên đi bộ nhiều hơn để giúp cơ thể thoải mái.

    Điều trị bệnh Đau bụng kinh

    Với đau bụng kinh thứ phát, cần điều trị nguyên nhân chính.

    Tùy theo nguyên nhân, điều trị có thể bao gồm kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật để cắt bỏ u xơ hoặc polyp.

    Có thể giảm khó chịu do đau bụng kinh bằng cách dùng thuốc chống viêm phi Steroid (NSAID) không cần kê đơn, như Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin, và các thuốc khác) hoặc Naproxen (Aleve, Anaprox).

    Các chiến lược tự điều trị cũng có thể giúp giảm bớt khó chịu.

    Với bí kinh nặng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc tránh thai đường uống liều thấp để ngăn rụng trứng có thể giảm sản sinh Prostaglandin và do đó làm bí kinh nghiêm trọng hơn.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-dau-bung-kinh-719.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Thuốc liên quan đến bệnh Đau bụng kinh