Thông tin bệnh Đau gân cốt - bắp thịt

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái Đ

Đau gân cốt - bắp thịt

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Đau gân cốt - bắp thịt
  • Fibromyalgia

Thông tin bệnh Đau gân cốt - bắp thịt

Tổng quan Bệnh Đau nhức toàn thân cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Đau nhức toàn thân.

Tóm tắt bệnh Đau gân cốt - bắp thịt

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp.

Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này.

Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa.

Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Triệu chứng

Phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới.

Chứng đau hay bắt đầu trong độ tuổi 30-55, tuy vậy, bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ em hoặc muộn ở người cao tuổi hơn.

Dù ở lứa tuổi nào, nữ giới luôn cảm nhận đau mạnh hơn nam giới.

Người có tuổi cảm nhận đau nhiều hơn người trẻ.

Đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng mắc chứng này.

Chẩn đoán

Đau nhức, mệt mỏi, khó ngủ, nhạy cảm (nôn nao khó chịu khi ngửi mùi, khi nhìn ánh sáng mạnh, khi nghe tiếng động lớn)

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Các xét nghiệm và kiểm tra sẽ được thực hiện để loại trừ nguyên nhân khác gây ra triệu chứng.

Tổng quan bệnh Đau gân cốt - bắp thịt

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp.

Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này.

Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa.

Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới.

Chứng đau hay bắt đầu trong độ tuổi 30-55, tuy vậy, bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ em hoặc muộn ở người cao tuổi hơn.

Dù ở lứa tuổi nào, nữ giới luôn cảm nhận đau mạnh hơn nam giới.

Người có tuổi cảm nhận đau nhiều hơn người trẻ.Đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng mắc chứng này.

Nguyên nhân bệnh Đau gân cốt - bắp thịt

Người ta cho rằng có thể chứng đau nhức toàn thân xảy ra do sự rối loạn, hoạt động bất thường của hệ thống thần kinh nội tiết.

Gần như các cơ quan đều bị chi phối bởi hệ thống thần kinh nội tiết, nên việc người bệnh đau nhức toàn thân hay có thêm những triệu chứng khác nữa, của nhiều cơ quan khác nhau, càng khiến người ta tin rằng rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh nội tiết quả là thủ phạm của loại bệnh này.

Điều gì gây ra sự rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh nội tiết như vậy? Có thể do yếu tố di truyền, hệ thống thần kinh nội tiết của người bệnh đã bị suy yếu sẵn.

Khi một người bị một thương tổn thể chất hay tinh thần hoặc khi nhiễm trùng, hệ thần kinh nội tiết của họ thêm tổn thương, khiến nó bắt đầu thực sự trục trặc.

Vì vậy, chứng đau nhức toàn thân thường phát ra sau một sự việc gây tổn thương thể chất hay tinh thần, hoặc sau khi nhiễm siêu vi.

Trên cơ thể ta, có rất nhiều những điểm tiếp nhận các cảm giác đau, dẫn truyền những tín hiệu đau về các hệ thống thần kinh nội tiết.

Khi hệ thống thần kinh nội tiết làm việc bình thường, nó sẽ chọn lọc, và chỉ báo cho ta biết những cái đau vượt quá một ngưỡng nào đó, còn những cái đau nho nhỏ, không đáng kể, nó sẽ không báo cho ta biết, và ta không cảm thấy đau.

Nhưng nếu hệ thần kinh nội tiết bị trục trặc như trong trường hợp bệnh đau nhức toàn thân, nó sẽ liên tục báo cho ta biết mọi cái đau nó nhận được, không những thế, còn bé xé ra to, đau ít báo cáo đau nhiều, khiến ta cảm thấy đau nhiều hơn.

Vì đau đớn, người bệnh thường không dám vận động khiến cơ thể suy nhược, kém sức chịu đựng, nên càng dễ đau nhức.

Đồng thời, khi hệ thần kinh nội tiết làm việc bất thường như vậy, nó cũng gây khó ngủ.

Khó ngủ tự nó cũng gây nhức đầu, đau mỏi các bắp thịt, hoặc làm tăng thêm các đau nhức đang có sẵn.

Đau nhức quá lại khó ngủ.

Ở đây, ta gặp rất nhiều vòng luẩn quẩn.

Sự trục trặc của hệ thần kinh nội tiết cũng khiến hoạt động của nhiều cơ quan xáo trộn, gây nhiều triệu chứng khác biệt như đã kể trên.Có điều các nhà khoa học chưa chứng minh được giả thuyết "hệ thần kinh nội tiết trục trặc nên gây nên đau nhức toàn thân" một rõ ràng, vì các thử nghiệm, trắc nghiệm hay phim chụp thông thường hiện tại không khám phá được gì bất thường trong cơ thể người bệnh.

Các thử nghiệm tinh vi hơn đang được nghiên cứu.

Phòng ngừa bệnh Đau gân cốt - bắp thịt

1.

Thay đổi lối sống

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng trong đau nhức toàn thân: Ngủ ngon thì đau ít, ngủ không ngon thì đau nhiều.

Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn: vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà-phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng),...

Những ngày khỏe khoắn, bạn cứ bình tĩnh, từ từ, đừng ham công tiếc việc, phí sức, làm việc ào ào không ai can nổi, rồi sau đó mệt quá, đau thêm, lại nằm rên suốt mấy ngày kế tiếp.

Ngược lại, vào những lúc đau nhiều, bạn có thể tìm những thú vui lành mạnh giúp quên đau.

Khi say mê ta thấy bớt đau (nhưng đừng để những say mê khiến ta quên ăn, mất ngủ).

2.

Vận động

Tất cả các tài liệu viết về chứng đau nhức toàn thân đều nhấn mạnh vai trò của vận động trong chữa trị bệnh này.

Thuốc có thể giúp bạn bớt đau nhức, nhưng tác dụng giảm đau của thuốc không kéo dài nếu bạn không thường xuyên vận động.Không thường xuyên vận động sẽ làm cơ thể suy nhược, cơ xương, gân cốt mất dẻo dai, khiến bạn thấy đau nhiều hơn.Tốt nhất là các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ, ít tạo nên sức nặng trên xương cốt như bơi lội, vận động dưới nước, đạp xe đạp tại chỗ, chèo thuyền tại máy ở nhà.

Khởi đầu chỉ cần ngày tập ngày nghỉ, mỗi lần chỉ cần 5 phút.

Ngày hôm sau nếu có hơi đau chút, không sao.

Bạn từ từ tăng dần thời gian và mức độ vận động, cho tới khi bạn có thể vận động ít nhất 20-30 phút mỗi lần, ít nhất 4 lần mỗi tuần.

Khi bạn đã lên được mức độ tập luyện như vậy, bạn có thể chuyển sang những vận động đặt sức nặng trên xương cốt như đi bộ, chạy chậm, đánh tennis.

Nỗ lực vận động của bạn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp sau vài tháng.

Điều trị bệnh Đau gân cốt - bắp thịt

Điều trị bằng thuốc:

Thuốc giảm đau: Có rất nhiều thuốc điều trị giảm đau trong bệnh đau nhức toàn thân như nhóm thuốc chống viêm không Steroid, ức chế COX-2, Tramadol, Pregabalin (Lyrica)...

Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ được dùng phối hợp với thuốc giảm đau trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Myonal, Mydocalm, Contramyl...

Tiêm tại các điểm đau bằng Corticoid (Hydrocortisone, Depo-Medrol...)

Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm với liều thấp có thể dùng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân để trợ giúp cải thiện giấc ngủ cho người bệnh: Amitriptylin, Trazodone...Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, bệnh đau nhức toàn thân không phải bệnh trầm cảm nên không được lạm dụng nhóm thuốc này trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

Thuốc ức chế chọn lọc Serotonin.

Thuốc kháng dopamine: Pramipexol (Mirapex), Rropiroloe (Requip)

Thuốc kích thích thần kinh trung ương.

Các thuốc mới đang nghiên cứu trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Milnacipran là thuốc ức chế Serotonine-Norepinephrin, đã được FDA phê chuẩn cho điều trị đau nhức toàn thân từ tháng 7/2008.

Ngoài ra một thuốc mới là Dextromethorphan cũng đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

Điều trị không dùng thuốc:

Vật lý trị liệu: Vận động liệu pháp, nhiệt trị liệu, thuỷ trị liệu, xoa bóp, châm cứu...

đều có hiệu quả tốt trong điều trị giảm đau bệnh đau nhức toàn thân.

Tâm lý trị liệu: Rất có hiệu quả với bệnh nhân bị bệnh đau nhức toàn thân, đặc biệt với người bệnh ở giai đoạn khởi phát.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-dau-gan-cot--bap-thit-770.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Đau gân cốt - bắp thịt