Thông tin bệnh Đau họng

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái Đ

Đau họng

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Đau họng

Thông tin bệnh Đau họng

Tổng quan Bệnh Viêm họng cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Viêm họng.

Tóm tắt bệnh Đau họng

Viêm họng cấp tính và nhiễm trùng họng có thể do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra.

Khoảng 40% - 60% các trường hợp viêm họng là do vi-rút gây ra và khoảng 15% là do liên cầu khuẩn Streptococcus.

Các vi khuẩn khác có thể gây nhiễm trùng họng bao gồm: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Neisseria gonorrhoeae.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng gây viêm họng là bệnh truyền nhiễm.

Thường xuyên rửa tay và che miệng khi ho có thể làm giảm sự lây lan của nhiễm trùng.

Triệu chứng

Đau họng, sốt, nhức đầu và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Nếu nguyên nhân mắc bệnh là do vi-rút thì có thể kèm theo các triệu chứng như sổ mũi và chảy dịch mũi sau.

Trường hợp nặng có thể gây khó nuốt, khó thở và cứng cổ.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm dịch nhầy cổ họng tìm liên cầu khuẩn.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nhiễm vi-rút được điều trị bằng các thuốc chống viêm không steroid/NSAIDs (ibuprofen/Motrin hoặc Advil, naproxen/Naprosyn), thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol).

Thuốc kháng sinh được sử dụng nếu viêm họng do liên cầu.

Bệnh nhân có bạch cầu đơn nhân phải tránh các môn thể thao để ngăn ngừa vỡ lá lách.

Tổng quan bệnh Đau họng

Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện.

Bệnh thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan.

Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi...

Nguyên nhân bệnh Đau họng

Virut (cúm, sởi, Adenovirus...), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae...).

Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes).

Đây là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).

Phòng ngừa bệnh Đau họng

Viêm họng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng khi bị mắc bệnh sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Trẻ em bị viêm họng dễ bị sốt cao, quấy khóc và mệt mỏi, chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Cách tốt nhất phòng bệnh viêm họng là:

Thường xuyên giữ ấm cổ họng.

Không nên ăn, uống các đồ ăn lạnh.

Không nên hút thuốc lá.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.

Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần.

Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào.

Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.

Nên ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng.

Tập thể dục đều đặn và thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.

Điều trị bệnh Đau họng

Nghỉ ngơi, giữ ấm.

Hạ sốt: Aspirin, A.P.C, Analgin, Paracetamol, Efferalgan...

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra.

Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội).

Thông thường sử dụng ORS như sau, trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 - 3 lần/ngày; trẻ từ 2 - 6 tuổi dùng 100ml/lần, 2 - 3 lần/ngày; trẻ từ 6 - 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 - 3 lần/ngày.

Với người lớn dùng theo nhu cầu.

Chống xuất tiết mũi: Nhỏ mũi Argyron 1% (tối đa 3 ngày).

Khí dung họng: Kháng sinh + corticoid.

Dùng kháng sinh toàn thân khi có bội nhiễm hoặc nguyên nhân do vi khuẩn.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-dau-hong-738.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Đau họng