Thông tin bệnh Giãn phì đại buồng tim

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái G

Giãn phì đại buồng tim

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Tim lớn
  • Giãn phì đại buồng tim

Thông tin bệnh Giãn phì đại buồng tim

Tổng quan Bệnh Tim to cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Tim to.

Tóm tắt bệnh Giãn phì đại buồng tim

Tim lớn hay tim to thực chất không phải là một bệnh lí mà chỉ là một triệu chứng của bệnh tim mạch, trực tiếp là bệnh suy tim.

Có rất nhiều nguyên nhân gây to tim như: cao huyết áp; bệnh van tim; bệnh động mạch vành, tăng áp động mạch phổi.

Triệu chứng

Trong một số trường hợp, tim to không có triệu chứng.

Các triệu chứng nếu có thường bao gồm khó thở, sưng chân, mệt mỏi và nhịp tim bất thường.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu và các phương pháp kiểm tra bằng hình ảnh có thể sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân tim to.

Xét nghiệm BNP, xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang ngực, xét nghiệm Tronopin, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH.

Kiểm tra bổ sung: chụp cộng hưởng từ (MRI), thông tim

Điều trị

Nếu bệnh cơ tim hoặc nguyên nhân khác của cơ tim yếu là do tim to, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để điều trị các triệu chứng suy tim.

Các loại thuốc bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ARB), thuốc chẹn Beta, Digoxin.

Nếu thuốc không thể điều trị tim to, các thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể là cần thiết: máy tạo nhịp tim, phẫu thuật van tim, ghép tim

Tổng quan bệnh Giãn phì đại buồng tim

Ở lồng ngực đường kính của tim thường phải nhỏ hơn một nửa đường kính hay bề ngang của lồng ngực, nếu lớn hơn thì tim được coi là to.

Kích thước này có thể xác định bằng máy siêu âm hay quang tuyến.

Bác sĩ cũng có thể cho làm điện tâm đồ để biết thêm chi tiết.

Tim là một cơ quan đặc biệt gồm có 4 ngăn để chứa máu vào và ra.

Thành tâm thất chính là bắp thịt.

Vì một số lý do, bắp thịt này càng ngày càng dầy và lớn ra, kết quả là tim to ra và các tâm thất nhỏ lại làm trở ngại hoạt động của tim.

Hiện giờ có khoảng từ 600.000 tới 1,5 triệu người Mỹ bị bệnh tim to.

Bệnh nhân khoảng 30 tuổi có nguy cơ cao bị tim ngưng đập bất chợt.

Thỉnh thoảng chúng ta nghe thấy một lực sĩ hay một vận động viên đang thi đấu đột nhiên bị tử vong vì bệnh tim to.

Những triệu chứng thường thấy là đau ngực, nặng ngực, khó thở, mệt mỏi, ngất đi, tim đập thất nhịp như rung tâm nhĩ, tâm thất đập nhanh, tử vong bất chợt như vừa đề cập ở trên.

Nguyên nhân bệnh Giãn phì đại buồng tim

Đôi khi, tim to không có lý do rõ ràng (nguyên phát), nhưng cũng có thể do một tình trạng nào đó khiến tim phải bơm mạnh hơn so với bình thường.

Các bệnh này có thể bao gồm:

Cao huyết áp: Huyết áp cao có thể làm cho tim phải bơm mạnh hơn để cung cấp máu cho phần còn lại của cơ thể, làm giãn cơ tim.

Bệnh van tim: Van trong tim giữ cho máu chảy đúng hướng.

Nếu các van bị hỏng bởi các nguyên nhân như sốt thấp khớp, dị tật tim, nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc), rối loạn mô liên kết, một số loại thuốc hoặc điều trị tia xạ đối với bệnh ung thư, tim có thể to.

Bệnh cơ tim: Trong giai đoạn đầu của bệnh cơ tim có thể không có triệu chứng.

Khi tình trạng xấu đi, tim có thể giãn to để cố gắng bơm máu nhiều hơn đến cơ thể.

Dị tật tim bẩm sinh: Nhiều loại dị tật tim bẩm sinh có thể dẫn đến tim to, ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua tim, buộc nó phải bơm mạnh hơn.

Loạn nhịp tim: Nếu bị loạn nhịp tim, tim cố gắng bơm máu hiệu quả để nhịp tim được bình thường, việc này khiến tim bị to.

Tăng áp lực động mạch phổi: Nếu có tăng áp động mạch phổi, tim có thể cần phải bơm mạnh hơn để chuyển máu từ phổi.

Kết quả là phía bên phải của tim có thể giãn to.

Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh mang oxy đến các mô.

Nếu không điều trị, thiếu máu mạn tính có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường.

Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi đang bị thiếu máu.

Tuy hiếm nhưng tim có thể to nếu bị thiếu máu trong thời gian dài và không tìm cách điều trị.

Rối loạn tuyến giáp: Thiểu năng tuyến giáp và cường giáp đều có thể dẫn đến bệnh tim, kể cả tim to.

Thừa sắt trong cơ thể: Thừa sắt là một rối loạn trong đó cơ thể sử dụng sắt không đúng cách trong các cơ quan khác nhau, bao gồm cả cơ tim.

Điều này có thể làm cho tâm thất trái to do sự suy yếu của cơ tim.

Thoái hóa dạng tinh bột:Thoái hóa dạng tinh bột là một tình trạng mà trong đó protein bất thường trong máu và có thể di chuyển vào tim, ảnh hưởng tới chức năng tim.

Nếu tinh bột tích tụ trong tim, nó có thể gây ra to tim.

Phòng ngừa bệnh Giãn phì đại buồng tim

Trong hầu hết trường hợp, không thể ngăn ngừa tim to.

Hãy cho bác sĩ biết nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim to, chẳng hạn như bệnh cơ tim.

Nếu bệnh cơ tim hoặc bệnh tim khác được chẩn đoán sớm, điều trị có thể ngăn chặn các bệnh xấu đi.

Có thể giúp giảm nguy cơ phát triển suy tim bằng cách tránh một số nguyên nhân có thể làm cho tim yếu, bao gồm cả việc lạm dụng rượu hay ma túy, hoặc không nhận đủ vitamin và khoáng chất.

Kiểm soát huyết áp cao bằng chế độ ăn uống, tập thể dục.

Thuốc cũng giúp ngăn ngừa tim to phát triển bệnh tim sau này.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tiểu đường giúp giảm thiểu nguy cơ tim to và suy tim bằng cách giảm nguy cơ đau tim.

Điều trị bệnh Giãn phì đại buồng tim

1.

Thuốc:

Nếu bệnh cơ tim hoặc nguyên nhân khác của cơ tim yếu là do tim to, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để điều trị các triệu chứng suy tim.

Chúng bao gồm:

Thuốc lợi tiểu: Để giảm lượng muối và nước trong cơ thể, có thể giúp giảm bớt áp lực trong động mạch và tim, như Furosemide (Lasix), hoặc thuốc lợi tiểu khác, chẳng hạn như Spironolactone (Aldactone), có thể giúp ngăn ngừa thêm sẹo mô tim.

Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE): Ức chế để giảm huyết áp và cải thiện khả năng bơm của tim, như Enalapril (Vasotec), Lisinopril (Zestril, Prinivil), Ramipril (Altace) hay Captopril (Capoten).

Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ARB): Chẳng hạn như Losartan (COZAAR) và Valsartan (Diovan), cho những người không thể dùng thuốc ức chế ACE.

Thuốc chẹn Beta: Để giảm huyết áp và cải thiện chức năng tim, chẳng hạn như Carvedilol (Coreg) và Metoprolol (Lopressor, Toprol-XL).

Digoxin: Có thể giúp cải thiện chức năng bơm máu của tim và làm giảm bớt nhu cầu nhập viện vì suy tim.

2.

Thủ thuật và phẫu thuật:

Nếu thuốc không thể điều trị tim to, các thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể là cần thiết.

Máy tạo nhịp tim: Đối với những người có bệnh tim to nào đó (giãn cơ tim), có thể cần một máy tạo nhịp tim.

Ở những người có nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc hoặc máy khử rung tim cấy dưới da (ICD) có thể được lựa chọn.

ICD là thiết bị nhỏ, kích thước bằng hộp diêm, cấy vào ngực để liên tục theo dõi nhịp tim và cung cấp những cú sốc điện khi cần thiết để kiểm soát tim đập nhanh bất thường.

Các thiết bị cũng có thể làm việc như máy tạo nhịp.

Nếu nguyên nhân chính của tim to là do rung tâm nhĩ, sau đó có thể cần các thủ thuật để nhịp tim trở về thường xuyên, sao cho tim đập không quá nhanh.

Phẫu thuật van tim: Nếu tim to là do vấn đề ở một trong các van tim, có thể phải phẫu thuật để loại bỏ các van bị hẹp và thay thế bằng van nhân tạo, van mô từ bò, lợn hoặc từ những người đã chết hiến tặng.

Nếu có hở van, trong đó có rò rỉ máu thông qua các van, các van bị rò rỉ có thể được phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế.

Ghép tim: Nếu thuốc không thể kiểm soát các triệu chứng, ghép tim có thể là lựa chọn cuối cùng.

Vì thiếu người hiến tặng, những người đang bị bệnh nặng có thể phải chờ đợi lâu trước khi ghép tim.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-gian-phi-dai-buong-tim-862.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Giãn phì đại buồng tim