Thông tin bệnh Hăm tã

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái H

Hăm tã

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Hăm da
  • Hăm tã

Thông tin bệnh Hăm tã

Tổng quan Bệnh Hăm cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Hăm.

Tóm tắt bệnh Hăm tã

Hăm là tình trạng viêm da ở vùng tã lót.

Tình trạng yếm khí, sự tiếp xúc với axit của nước tiểu và phân khiến các lớp bảo vệ của da ở vùng tã lót bị suy yếu, nhiễm nấm men, vi khuẩn, gây hiện tượng hăm.

Hăm tã là tình trạng kích thích da phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Trẻ em sử dụng tã giấy ít bị hăm hơn những trẻ sử dụng tã vải.

Triệu chứng

Bao gồm đau, ngứa, đỏ da, khó chịu và đôi khi sốt.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu.

Phân tích nước tiểu (UA)

Điều trị

1.

Giữ cho da được khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên hơn, sử dụng tã có độ thấm hút tốt hơn và dùng kem chống hăm có chứa oxit kẽm.

2.Các thuốc khác có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm, giúp điều trị nấm men và vi khuẩn.

Tổng quan bệnh Hăm tã

Hăm là tình trạng viêm của các nếp gấp da, gây nên do nhiệt độ, độ ẩm, ma sát hay thiếu sự lưu thông không khí.

Hăm thường là cơ hội cho nhiễm trùng thứ phát, hay gặp nhất là nấm candida, nhưng cũng có thể là vi khuẩn hoặc virút.

Hăm thường xuất hiện ở nách, cổ, nếp khuỷu tay, vùng bẹn và nếp gấp bụng.

Hăm cũng là một biến chứng thường gặp trong bệnh béo phì và tiểu đường.

Nguyên nhân bệnh Hăm tã

Bệnh hăm da là tình trạng da bị viêm có thể gây ra và trở nên tồi tệ bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

Độ ẩm.

Nhiệt.

Thiếu sự lưu thông không khí.

Ma sát giữa những chỗ da xếp lại.

Mồ hôi, nước tiểu và phân cũng có thể gây ra các vấn đề về da.

Bệnh nấm da thường đi kèm với 1 bệnh nhiễm trùng gây ra bởi:

Men.

Các loại nấm.

Vi khuẩn.

Bécó nhiều khả năng bị nhiễm trùng ở nếp gấp da vì đây là vùng da ấm và có xu hướng giữ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Phòng ngừa bệnh Hăm tã

Một trong những phương pháp tránh hăm hiệu quả là bạn luôn giữ cho da (nhất là vùng da mông, bộ phận sinh dục) của bé được khô ráo.

Do đó, bạn nên thay tã cho bé ngay khi bé đi đại tiện hoặc đi tiểu.

Khoảng 2 giờ mỗi lần, bạn nên kiểm tra tình trạng tã cho bé.

Bạn cũng nên giữ vệ sinh vùng kín cho bé trong quá trình thay tã.

Nên nhớ, bạn chỉ lau rửa nhẹ nhàng và lau khô, thay vì chà xát da của bé.

Nếu dùng tã vải, bạn nên ngâm tã với nước sôi sau khi tã đã được giặt sạch trước khi mang phơi.

Cách này giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt của tã.

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cẩn thận khi dùng phấn rôm thoa vào vùng da phía mông hoặc những nếp gấp quanh mông cho bé.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cha mẹ không nên dùng phấn rôm thoa vào vùng kín của bé (nhất là bé gái) vì thành phần chủ yếu của phấn rôm là bột hoạt thạch.

Bạn cũng nên tránh để bé hít phải bột phấn rôm.

Nếu bé hít phải một phần chất hoạt thạch có trong phấn rôm thì khí quản của bé có thể bị ảnh hưởng.

Nhiều cha mẹ sai lầm khi sử dụng phấn rôm cho bé như lạm dụng phấn rôm (dùng quá nhiều), sử dụng phấn rôm xong không đậy nắp cẩn thận hoặc rắc phấn rôm gần vùng mặt của bé.

Ngoài ra, phấn rôm có khả năng kết hợp với phân hoặc nước tiểu của bé, dễ gây kích ứng da.

Bạn có thể dùng một loại kem hoặc thuốc mỡ để bảo vệ và làm dịu da bé.

Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới trong một khoảng thời gian cố định (4 - 7 ngày).

Sau đó, bạn nên chờ đợi và kiểm tra những dấu hiệu bị dị ứng thức ăn ở bé.

Nếu không có vấn đề gì, bạn mới nên tiếp tục cho bé thử đồ ăn mới.

Không nên đóng tã cho bé quá chật.

Việc nới lỏng tã giúp không khí lưu thông dễ dàng quanh vùng da mông của bé và khiến bé dễ thở hơn.

Ngoài ra, bạn nên tránh loại tã ít có khả năng thấm hút.

Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt: Sữa mẹ có khả năng củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé đương đầu với các loại vi khuẩn gây bệnh.

Bé bú mẹ cũng ít phải dùng kháng sinh - yếu tố góp phần làm tăng chứng hăm tã ở bé.

Nếu thời tiết thuận lợi, tốt nhất cha mẹ không nên đóng tã cho bé.

Trường hợp này, bạn có thể dùng tã vải (hoặc xô màn mỏng, sạch) quấn nhẹ nhàng cho bé.

Nếu bé đi tiểu, bạn nên thay tã ngay.

Nếu bé đi đại tiện, bạn có thể dùng giấy ướt lau nhanh cho bé.

Làn da khô thoáng, sạch sẽ là yếu tố hàng đầu chống hăm cho bé.

Điều trị bệnh Hăm tã

Hăm da không nguy hiểm, là bệnh lành tính.

Đối với người lớn, có thể điều trị hăm tại chỗ bằng các thuốc thoa kháng nấm như:

Clotrimazole 1% thoa 2-3 lần/ngày trong 2-4 tuần hoặc Miconazole 2% thoa 2-3 lần/ngày trong 2-4 tuần.

Trường hợp lở loét nên sử dụng thuốc mỡ tra làm liền vết thương, lấp đầy ổ loét như thuốc chứa Acid linoleic (dùng 2-3 lần/ngày).

Trường hợp viêm vẫn kéo dài hơn 2-3 tuần cần đến bệnh viện, khi đó bác sĩ điều trị sẽ thay thế một thuốc thoa kháng nấm khác hoặc có chỉ định thuốc kháng nấm đường uống tùy tình trạng cụ thể.

Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

Dùng thuốc mỡ hoặc kem chống hăm không gây kích ứng, chứa thành phần Acid linoleic (dùng 2-3 lần/ngày) để bảo vệ và làm trơn vùng da bị hăm cho bé sau mỗi lần thay bỉm.

Vệ sinh sạch sẽ, lau khô cơ thể trước khi bôi thuốc chống hăm cho bé.

(Cần rửa sạch lớp kem đã bôi trước đó).

Lưu ý: Không dùng ngón tay đã thoa thuốc lên vết hăm để lấy thuốc tiếp, không dùng chung 1 lọ thuốc chống hăm cho nhiều bé.

Sau vài ngày không có chuyển biến tốt cần đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ da liễu.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-ham-ta-1086.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Hăm tã