Thông tin bệnh Ho

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái H

Ho

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Pertussis
  • Whooping cough

Thông tin bệnh Ho

Tổng quan Bệnh Ho gà cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Ho gà.

Tóm tắt bệnh Ho

Ho gà là bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tínhdo vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra, bệnhrất dễ lây.

Các triệu chứng ban đầu giống với cảm lạnh thông thường, nhưng ho nhiều và tăng dần các cơn ho.

Tỷ lệ mắc bệnh ho gà đã giảm đáng kể nhờ tiêm chủng.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể diễn biến nghiêm trọng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Triệu chứng

Ho nhiều, ho khan, chảy nước mũi, sốt nhẹ.

Khi hít thở phát ra những tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử, khám thực thể.

Chẩn đoán ban đầu thường dựa trên các triệu chứng.

Cấy tìm trực khuẩn ho gà từ dịch xuất tiết ở mũi họng.

ChụpX-quang,

Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu

Điều trị

Thuốc kháng sinh (Erythromycin, Azithromycin/Z-Pa) được sử dụng sớm có thể làm giảm các triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Thuốc kháng sinh cũng làm giảm sự lây lan của bệnh.

Thuốc ức chế ho có thể được sử dụng cho bệnh nhân lớn tuổi.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể yêu cầu bệnh nhân nhập viện.

Tổng quan bệnh Ho

Ho gà là một trong các bệnh rất hay lây, làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.

Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300.000 ca tử vong (theo thống kê của WHO).

Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi.

Hơn 90% căn bệnh xảy ra tại các nước chậm tiến.

Bệnh do vi trùng Bordetella Pertussis gây ra.

Nguyên nhân bệnh Ho

Mầm bệnh

Trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae.

Là trực khuẩn gram âm, hai đầu nhọn, kích thước 0,3-0,5 x 1-1,5mm, ưa khí, không di động, không sinh nha bào.

Vi khuẩn kém chịu đựng với nhiệt độ.Dưới ánh sáng mặt trời chết sau 1 giờ, ở nhiệt độ 55°C chết sau 30 phút.

Vi khuẩn tiết ra nội độc tố gồm hai loại: Chịu nhiệt và không chịu nhiệt.

Nguồnbệnh

Là những bệnh nhân bị bệnh ho gà.

Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh.

Cho đến nay vẫn chưa xác định có người lành mang khuẩn.

Đường lây

Bệnh ho gà lây theo đường hô hấp do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành.

Phạm vi lây trong khoảng dưới 3m.

Sức cảm thụ

Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lí đều có thể bị ho gà, nhưng chủ yếu là trẻ em, 1-6 tuổi dễ bị hơn, trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng.

Phòng ngừa bệnh Ho

Ho gà có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng cách tiêm chủng.Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Mỹ khuyến cáo trẻ sơ sinh tiêm chủng vắc-xin phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván (DTaP) bắt đầu từ tháng tuổi thứ 2 và nhắc lại vào tháng thứ 4-6, 15-18 tháng và 4-6 tuổi.

Ho gà là bệnh rất dễ lây lan, thậm chí lây thành dịch.

Bệnh lây qua đường hô hấp, truyền từ người sang người qua những hạt nước bọt nhỏ văng ra khi bệnh nhân ho hoặc qua dịch mũi.

Do vậy, khi thấy trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng).

Từ 11tuổi, sự bảo vệ của vắc-xin ho gà đối với cơ thể yếu dần đi, do đó, trẻ em,người lớncần tiêm vắc-xin tăng cường(nhắc lại)có tác dụng bảo vệ trước ba bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap) chomỗi 10 năm.

Phụ nữ có thai: Các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ mang thai tiêm chủng ngừa bệnh ho gà từ tuần 27 đếntuần36 của thai kỳ.

Vắc-xin này cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trước bệnh ho gà trong những tháng đầu tiên của cuộc đời.

Điều trị bệnh Ho

Bệnh không để lại biến chứng nếu được điều trị kịp thời, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng gì đặc biệt ở đường hô hấp sau này.

Nếu điều trị sớm trong 7 ngày đầu sẽ giảm tần số cơn ho và giảm nguy cơ lây lan.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường phải nằm điều trị nội trú trong bệnh viện.

Trẻ lớn, người trưởng thành bị ho gà và không có biến chứng sẽ được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu trong 10-14 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý, những bệnh nhân ho gà cần được điều trị cách ly, tránh tiếp xúc với nhiều người để giảm nguy cơ lây bệnh.

Trong thời gian điều trị, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa.

Tuy nhiên cần lưu ý, khi trẻ uống nước, bú, ăn cháo...

không nên cho trẻ ăn quá nhanh, tránh bị sặc.

Ngoài ra, với những người không mắc ho gà (dù ở lứa tuổi nào, đã hay chưa chủng ngừa vắc - xin) nhưng phải tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân ho gà sẽ được chỉ định điều trị dự phòng bằng kháng sinh.

Cần hạn chế tiếp xúc tối đa với bệnh nhân, nhất là trong 7 ngày đầu bệnh khởi phát.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-ho-14.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Ho