Thông tin bệnh Hoa mắt chóng mặt

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái H

Hoa mắt chóng mặt

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Hoa mắt chóng mặt

    Tổng quan Bệnh Hoa mắt chóng mặt cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Hoa mắt chóng mặt.

    Tóm tắt bệnh Hoa mắt chóng mặt

    Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến, thường không phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng nhưng cần được kiểm tra.

    Chóng mặt có các mức độ khác nhau, từ chóng mặt nhẹ, mất thăng bằng đến cảm thấy mọi vật xung quanh quay cuồng.

    Do triệu chứng khá mơ hồ nên nếu chỉ dựa vào triệu chứng đơn lẻ thì không dễ để xác định nguyên nhân.

    Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, điều trị thường có hiệu quả nhưng tình trạng này có thể tái phát.

    Triệu chứng

    Đầu óc quay cuồng, cảm giác ngột ngạt, mất thăng bằng, đứng không vững, váng vất.

    Cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau: buồn nôn, nôn mửa liên tục, đau đầu đột ngột hoặc nghiêm trọng, đau ngực, nhịp tim không đều, tê hoặc yếu, khó thở, sốt cao, cứng cổ, co giật.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu.

    Kiểm tra thính giác và khả năng giữ thăng bằng.

    Kiểm tra chuyển động mắt, chuyển động đầu.

    Thử nghiệm Posturography.

    Thử nghiệm ghế Rotary.

    Xét nghiệm máu, các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe của tim và mạch máu.

    Điều trị

    Chóng mặt thông thường không cần điều trị.

    Điều trị căn cứ vào nguyên nhân và mức độ chóng mặt, có thể bao gồm thuốc và các liệu pháp cân bằng.

    Nếu bạn có bệnh Meniere, thuốc lợi tiểu được bác sĩ kê toa cùng với chế độ ăn ít muối có thể giúp giảm chóng mặt.

    Thuốc kháng Histamin như Meclizine (Antivert) có thể làm hết cơn chóng mặt ngắn.

    Thuốc kháng Cholinergic giúp giảm chóng mặt.

    Thuốc chống buồn nôn.

    Thuốc chống lo âu Diazepam (Valium) và Alprazolam (Xanax), tuy nhiên thuốc được bọc ngoài bởi Benzodiazepine, có thể gây nghiện và gây buồn ngủ.

    Vật lý trị liệu phục hồi chức năng tiền đình cho những người bị chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình.

    Tâm lý trị liệu cho trường hợp chóng mặt do rối loạn lo âu.

    Tiêm kháng sinh Gentamicin nếu chóng mặt do bệnh của tai trong.

    Phẫu thuật.

    Tổng quan bệnh Hoa mắt chóng mặt

    Xây xẩm, choáng váng là thuật ngữ y học mô tả 2 cảm giác khác nhau.

    Đó là cảm giác chóng mặt và cảm giác hoa mắt.

    Biểu hiện này có rất nhiều nguyên nhân, không đơn thuần là thiếu máu.

    1.

    Hoa mắt

    Hoa mắt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy họ sắp té xỉu.

    Hoa mắt thông thường sẽ được cải thiện hoặc biến mất khi bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi.

    Nếu bệnh trầm trọng hơn có thể dẫn đến bất tỉnh.

    Bệnh nhân đôi khi có cảm giác buồn nôn rồi sau đó là ói mửa.

    Hoa mắt, đầu óc quay cuồng thường do giảm huyết áp và lưu lượng máu tới não một cách đột ngột, gây ra bởi việc thay đổi tư thế một cách đột ngột, chẳng hạn từ tư thế ngồi, nằm chuyển sang đứng.

    Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như dị ứng, cảm cúm, sau khi ói mửa, tiêu chảy, sốt, cơ thể bị mất nước, thở sâu và nhanh, căng thẳng, lo âu, sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại thuốc gây ảo giác...

    Một nguyên nhân quan trọng nữa là mất máu.

    Sự mất máu nếu có thể nhìn thấyđược sẽ giúp chúng ta can thiệp tức thời để cầm máu nhưng có những trường hợp chúng ta không thể phát hiện được.

    Chẳng hạn như xuất huyết đường tiêu hóa nhiều ngày mà bệnh nhân không biết.

    Mất máu nhiều trong kỳ kinh cũng gây hiện tượng hoa mắt.

    Một nguyên nhân gây hoa mắt tuy ít nhưng vẫn xảy ra đó là những bệnh nhân có nhịp tim bất thường có thể dẫn tới bất tỉnh.

    Vì vậy, những trường hợp không thể giải thích được cần phải được bác sĩ đánh giá, kiểm tra nhịp tim nhằm phát hiện những trường hợp loạn nhịp tim để điều trị.

    2.

    Chóng mặt

    Chóng mặt là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy vật thể xung quanh họ chuyển động, cảm giác như họ bị xoay vòng vòng, té ngã hoặc mất thăng bằng.

    Khi cơn chóng mặt nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ buồn nôn và ói mửa, gặp khó khăn khi đứng hoặc đi, có thể mất cân bằng và té ngã.

    Nguyên nhân gây chóng mặtcũngbao gồm rối loạn của tai trong, viêm thần kinh tiền đình, chấn thương tai, chấn thương đầu, đau nửa đầu...

    Những nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm những bướu nhỏ mọc phần phía sau màng nhĩ, bướu não, ung thư di căn.

    Hiện cũng có rất nhiều dược phẩm có thể gây chóng mặt, hoa mắt.

    Sử dụng quá nhiều dược phẩm cũng có thể gây ra choáng váng, xây xẩm; sự tương tác giữa rượu và dược phẩm cũng gây ra hoa mắt, chóng mặt.

    Choáng váng, xây xẩm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn ở nhóm người cao tuổi.

    Choáng váng có thể làm bệnh nhân té ngã dẫn đến chấn thương, từ đó phát sinh thêm nhiều hậu quả khác.

    Nguyên nhân bệnh Hoa mắt chóng mặt

    Hạ huyết áp đột ngột có thể gây ra cảm giác khó chịu, choáng váng đầu óc do thay đổi tư thế quá nhanh.

    Thiếu máu về tim (tuần hoàn máu kém) cũng có thể gây ra hiện tượng chóng mặt.

    Viêm tai trong - tức là cảm giác khó chịu ở tai khi đang đi bộ, nhất là trong bóng tối.

    Chứng rối loạn một bên não hay còn gọi là đau nửa đầu có thể xuất hiện giữa cơn đau, gây cảm giác chóng mặt.

    Đau tiền đình (u thần kinh thính giác) gồm có các triệu chứng mất thính lực, ù tai kèm theo cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng.

    Các vấn đề về cơ xương và khớp gây mất cân bằng do chịu một áp lực lớn của trọng lực gây khó chịu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

    Các chứng rối loại thần kinh như Parkinson, tràn dịch não và các rối loạn tủy sống.

    Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ gây nên bởi các loại thuốc đang dùng như thuốc an thần, thuốc ngủ.

    Nguyên nhân gây ra chóng mặt có thể do ảnh hưởng của tai biến mạch máu não, xuất huyết não hoặc các trường hợp xơ vữa động mạch.

    Phòng ngừa bệnh Hoa mắt chóng mặt

    1.

    Luyện tập, phục hồi chức năng tiền đình

    Luyện tập, phục hồi chức năng tiền đìnhrất quan trọng, nhất thiết phải được thực hiện thường xuyên, ngoài những động tác luyện tập khác nếu có.

    Bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra huyết áp vì đây là cơ sở phát hiện chứng hoa mắt chóng mặt khi lượng máu và oxy lên não yếu.

    Tập đầu: Nghiêng hết cỡ sang phải rồi sang trái, ngửa lên, cúi xuống và quay tròn đầu, tối thiểu mỗi cử động là 10 lần.

    Chạy bộ nhẹ nhàng: Không chạy đứng tại chỗ,chạy đi chạy lại được khoảng 10 phút.

    Đánh tay: Cúi người xuống, tay với tới chân, đánh 2 tay về phải rồi về trái hết cỡ, đồng thời quay cả mặt về phía đánh tay, mỗi phía 10 lần.

    Đứng thẳng người, dạng chân vừa phải, hai tay giơ thẳng ngang tầm mắt, đánh 2 tay về phải rồi về trái như trên (lưu ý là phải quay cả mặt).

    Tập thở: Sử dụng phương pháp thở PEITH (nén oxy bão hòa): Hít không khí qua đường mũi đến mức tối đa, hơi phình bụng, nín thở, lên gân cốt (gồng người) như lực sĩ thể hình, tự đếm từ lúc nín thở làm sao được 20 rồi 30 hoặc hơn.

    Khi không thể nín thở được nữa, thở mạnh ra bằng miệng và thư giãn.

    Mỗi lần tập cần được thở tối thiểu 5 lần, tập thở vào buổi sáng khi tập thể dục, nếu cần thì tập thở 1 lần nữa trước khi đi ngủ ở tư thế nằm, ngồi hoặc đứng đều được.

    Thở như vậy sẽ làm tăng bão hòa ôxy cho máu động mạch.

    2.

    Chế độ dinh dưỡng

    Hạn chế thức ăn và đồ uống có cồn, quá nhiều đường hay hàm lượng muối cao.

    Ngoài ra cần bổ sung các loại vitamin B, C, E (chống oxyhóa), acid béo omega - 3 (có nhiều trong cá), magiê, canxi (để tăng khả năng miễn dịch)...

    Điều trị bệnh Hoa mắt chóng mặt

    1.

    Với cơn nhẹ

    Biểu hiện hoa mắt, hơi choáng váng, vận động không bình thường khi nằm, ngồi, đứng, đi lại thì dùng: Cinnarizin, uống 1 viên 25mg/lần x 3 lần/ngày, uống liền trong 5-7 ngày.

    Đồng thời không nên thay đổi vị trí một cách đột ngột.

    Các biện pháp chữa trị tại nhà như kết hợp ấn huyệt, dùng cao dán, những bài thuốc dân gian...

    khá hiệu nghiệm.

    2.

    Với cơn vừa

    Cảm thấy khó chịu và khó khăn khi thay đổi tư thế hoặc vị trí, lảo đảo như người say rượu, nhìn mọi vật không cố định, có thể buồn nôn hoặc nôn thì dùng:

    Gừng tươi khoảng 10g, làm sạch, giã nhỏ.

    Rót vào gừng giã nhỏ khoảng 100-150ml nước thật sôi.

    Quấy đều, gạn lấy nước và thêm vào một thìa đường kính và uống ngay lúc còn nóng.

    Nước gừng tươi chống buồn nôn và nôn.

    Cho uống cùng lúc 2 thuốc sau đây: Diphenhydramin (Nautamin) hoặc Dimenhydrinat (bid: Dramamin) 1 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày cùng với Cinnarizin như với cơn nhẹ trên đây.

    Sau khi dùng 1-2 ngày đã đỡ chóng mặt thì ngừng thuốc, chỉ dùng Cinnarizin 1 viên/lần x 3 lần/ngày trong 5-7 ngày.

    3.

    Với cơn nặng

    Rất khó khăn và khó chịu khi thay đổi tư thế (ví dụ: nằm ngửa sang nghiêng), không thể ngồi dậy, đầu óc như bị chèn ép, nôn mửa, nhìn mọi vật quay cuồng do rung giật nhãn cầu, người bệnh luôn nhắm mắt, muốn tìm nơi yên tĩnh tránh ánh sáng hoặc tiếng động...

    thì dùng nước gừng tươi như trên.

    Nếu nôn nhiều cần dùng Oresol.

    Đồng thời đi khám ngay tại bệnh viện.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-hoa-mat-chong-mat-989.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Thuốc liên quan đến bệnh Hoa mắt chóng mặt