Thông tin bệnh Hưng – trầm cảm

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái H

Hưng – trầm cảm

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Bipolar disorders
  • Hưng – trầm cảm

Thông tin bệnh Hưng – trầm cảm

Tổng quan Bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Tóm tắt bệnh Hưng – trầm cảm

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi tâm trạng bất ổn, còn được gọi là bệnh hưng - trầm cảm.

Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).

Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.

Rối loạn lưỡng cực có thể rất nghiêm trọng và dẫn đến ý nghĩ và hành động tự sát.

Triệu chứng

Trầm cảm, tuyệt vọng, có ý nghĩ tự tử, tự tử, mất ngủ, mệt mỏi, dễ bị kích động, bồn chồn, dư thừa năng lượng, hành động bốc đồng, thiếu thận trọng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Tư vấn tâm thần thường được thực hiện để xác định chẩn đoán.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Điều trị bao gồm: tư vấn tâm lý, liệu pháp Lithium, thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định tâm trạngvà/hoặc các thuốc chống loạn thần.

Bệnh nhân có ý nghĩ tự tử cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tổng quan bệnh Hưng – trầm cảm

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc mãn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 0,5-2,5% dân số, thường khởi phát ở độ tuổi trẻ 20-30.

Nguyên nhân bệnh Hưng – trầm cảm

Nguyên nhân đích thực của bệnh hiện nay vẫn chưa biết.

Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự mất cân bằng sinh hoá trong não đặc biệt là hệ Norepinephrine, Serotonin và các chất sinh hoá khác.

Yếu tố di truyền cũng được đề cập.

Phòng ngừa bệnh Hưng – trầm cảm

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực cần điều trị dự phòng tái cơn.

Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, công tác, nghỉ ngơi của người bệnh, đặc biệt tránh căng thẳng về cảm xúc.

Phát hiện và điều trị sớm ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên: rối loạn giấc ngủ, tăng hoạt động, tăng nhu cầu giao tiếp, tăng sức mạnh và nghị lực rõ rệt so với trạng thái thông thường.

Giáo dục cho gia đình và bệnh nhân hiểu biết, quan tâm về tầm quan trọng của điều trị thuốc lâu dài rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Điều trị bệnh Hưng – trầm cảm

1.

Giai đoạn hưng cảm:

Đơn trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm chỉ ở mức nhẹ đến trung bình

Các thuốc chỉnh khí sắc: Bác sĩ có thể lựa chọn cho bạn một trong các thuốc sau:

Valproate: depakin 200-600mg/ngày

Carbamazepine: 200-600mg/ngày

Các thuốc chống loạn thần: Chọn một trong các thuốc sau

Olanzapine: 20-30mg/ngày

Chlorpromazine: 200-400mg/ngày

Haloperidone: 10-20mg/ngày

Risperidone: 2-6mg/ngày

Amisulpride: 400-800mg/ngày

Đa trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm mức độ nặng hoặc có biểu hiện loạn thần.

Có thể phối hợp thuốc chống co giật (Valproate, Carbamazepam) với thuốc chống loạn thần.

2.

Giai đoạn trầm cảm:

Có thể phối hợp thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần không điển hình với thuốc chống trầm cảm.Điều trị có thể chọn một trong các thuốc sau:

ValproateDepakin: 200-400mg/ngày

Carbamazepine: 200-400mg/ngày

Phối hợp với các thuốc chống loạn thần:

Quetiapine: 100-300mg/ngày hoặc

Olanzapine: 10-30mg/ngày

Phối hợp với các thuốc chống trầm cảm:

Amitriptylin: 50-100mg/ngày

Sertaline: 50-100mg/ngày

Mirtazapine: 30-60mg/ngày

Trong trường hợp người bị bệnh trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát mãnh liệt hoặc không đáp ứng trị liệu, cần nhập viện điều trị nội trú và sử dụng liệu pháp sốc điện kết hợp sẽ cho kết quả tốt...

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-hung-tram-cam-1161.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Hưng – trầm cảm