Thông tin bệnh Lẹo mi mắt

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái L

Lẹo mi mắt

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Chắp mi mắt
  • Lẹo mi mắt

Thông tin bệnh Lẹo mi mắt

Tổng quan Bệnh Chắp và lẹo cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Chắp và lẹo.

Tóm tắt bệnh Lẹo mi mắt

Chắp là tên gọi một bệnh của mí mắt do nghẽn tắc tuyến sụn mi mắt.

Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính.

Tổn thương tiêu đi sau nhiều ngày đến nhiều tháng, khi chất Lipid xâm nhập bị thực bào tiêu diệt,có thể còn lại một phần nhỏ mô sẹo.

Triệu chứng

Sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt trong vài ngày.

Sau đó, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt.

Chẩn đoán

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.

Các chẩn đoán có thể được thực hiện mà không cần xét nghiệm.

Điều trị

Có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau.Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh đường uống.Nếu chắp không tự xẹp đi sau sáu tuần, bạn có thể phải phẫu thuật cắt bỏ.

Tổng quan bệnh Lẹo mi mắt

Đây là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt.

Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn.

Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.

Chắp là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến Meibomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm.

Chắp có nhiều dạng gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài.

Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mí mắt.

Lẹo là bệnh nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng của một hay nhiều tuyến Zeis hay Moll (lẹo phía ngoài) hoặc của các tuyến Meibomius (lẹo trong mí mắt) do tụ cầu khuẩn gây nên.

Nguyên nhân bệnh Lẹo mi mắt

Lẹo là một nhọt xuất hiện ở bờ tự do của mi.

Nguyên nhân thường do tụ cầu xâm nhập vào các tuyến ở mi.

Lẹo mọc ở ngoài, gây đau nhức, mi phù đỏ, có điểm đau cố định ở bờ tự do của mi.

Sau 2–3 ngày xuất hiện một chấm vàng nhạt ở chỗ lồi nhất, sau đó mủ lẫn ngòi thoát ra ngoài.

Lẹo mọc ở trong thường là do viêm tuyến Meibomius ở sâu trong sụn, có vỏ xơ bao bọc.

Lẹo thường dễ bị tái phát.

Chắp là một tình trạng viêm bán cấp, xuất hiện dưới hình thái một khối u cứng đội lồi da hay kết mạc lên.

Chắp có thể xảy ra từ một lẹo không vỡ và nằm trong sụn mi, có bờ rõ rệt di động.

Chắp thường gặp ở những người bị viêm bờ mi hay viêm tuyến.

Khi bị chắp bạn có thể sờ thấy hoặc không, da có thể bình thường hay viêm đỏ.

Quá trình tiến triển cũng rất khác nhau: Có thể tự khỏi, cũng có thể vỡ ra phía kết mạc hay ngoài da.

Phòng ngừa bệnh Lẹo mi mắt

Để phòng ngừa bệnh này cần chú ý giữ vệ sinh mắt và bờ mi, nhất là sau khi đi qua những vùng bụi bặm, rửa mi mắt bằng nước sạch, tra kết mạc bằng dung dịch Natri Clorit 0,9%.

Có thể bôi một lượt mỏng mỡ kháng sinh (mỡ Tetracilin 1%) hàng ngày vào bờ mi.

Điều trị bệnh Lẹo mi mắt

Điều trị chắp:

Có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm.

Sử dụng Cortioid, chích chắp đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng (có chỉ định của bác sĩ điều trị) hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát.

Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Điều trị lẹo cần dùng khángsinh toàn thân tiêu mủ thời kỳ đầu, chườm nóng, rạch mủ và dùng thuốc nhỏ mắt.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-leo-mi-mat-1320.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Lẹo mi mắt