Thông tin bệnh Liệt dương

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái L

Liệt dương

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Erectile dysfunction
  • Rối loạn cương dương

Thông tin bệnh Liệt dương

Tổng quan Bệnh Liệt dương cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Liệt dương.

Tóm tắt bệnh Liệt dương

Liệt dương (Erectile Dysfunction) hay rối loạn cương dương là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, trong đó dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi vào âm đạo khi giao hợp.

Ngoài ra, định nghĩa liệt dương còn thêm hiện tượng dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái.

Hay nói cách khác, độ cương cứng của dương vật không đủ để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn.

Như vậy, liệt dương hay suy giảm cương dương là tình trạng người nam không có khả năng cương hoặc chỉ cương được trong một thời gian ngắn.

Triệu chứng

Mất hẳn ham muốn tình dục, dương vật không thể cương cứng hoặc cương cứng không đủ để tiến hành giao hợp khiến quá trình giao hợp giữa nam và nữ không thể hoàn thành được.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như kiểm tra công thức máu toàn bộ (CBC), lượng đường trong máu, Testosteron, chức năng tuyến giáp, Prolactin, LH và FSH.

Siêu âm Doppler để khảo sát tình trạng mạch máu của dương vật.

Với một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân phải được chụp động mạch vùng chậu và dương vật với thuốc cản quang, đo kích thước dương vật lúc ngủ…

Điều trị

Dùng thuốc chích vào thể hang dương vật.

Dùng thuốc uống, dụng cụ bơm chân không.

Lắp đặt dương vật giả.

Giải phẫu mạch máu dương vật.

Dùng thảo mộc trị chứng bất lực ở nam giới bao gồm cỏ tật lê (Tribulus), Yohimbe, bạch quả (Ginkgo biloba)…

Tổng quan bệnh Liệt dương

Liệt dương (Erectile dysfunction) hay rối loạn cương dương là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới có biểu hiện dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi vào âm đạo khi giao hợp.

Ngoài ra, định nghĩa của liệt dương còn thêm hiện tượng dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái.

Hay nói cách khác, độ cương cứng của dương vật không đủ để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn.

Như vậy, liệt dương hay suy giảm cương dương là tình trạng một người đàn ông không có khả năng cương hoặc chỉ cương được trong một thời gian ngắn.

Nguyên nhân bệnh Liệt dương

Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ).

1.

Liệt dương do suy nhược cơ thể

Thể này hay gặp ở người mắc bệnh mãn tính về tiêu hóa hoặc hệ thống tuần hoàn.

Ngoài triệu chứng liệt dương, bệnh nhân còn có biểu hiện da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, thảng thốt, tinh thần bất an, đoản hơi, đoản khí.

2.

Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

Thể này do hoạt động tình dục quá độ, thủ dâm gây ra.

Nếu do thận âm hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hoạt tinh, người gầy, da khô, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngủ ít.

3.

Liệt dương do viêm nhiễm

Hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mãn tính.

Người bệnh có triệu chứng: liệt dương, khát nước, nước tiểu đỏ.

Các nguyên nhân khác

Các bệnh về tim mạch là nguyên nhân chính dẫn đến chứng liệt dương ở một nửa nam giới độ tuổi trên 50, bao gồm: chứng xơ vữa động mạch, chứng bệnh liên quan đến mạch ngoại biên, huyết áp cao, bệnh tim, chấn thương mạch máu, lượng Cholesterol cao.

Các bệnh mãn tính như tiểu đường (khoảng 60% đàn ông bị tiểu đường mắc chứng liệt dương), thận, xơ gan… cũng liên quan đến chứng liệt dương.

Các bệnh liên quan đến thần kinh như chứng xơ cứng động mạch, chấn thương tủy sống...

Khi hệ thần kinh có vấn đề, việc truyền tín hiệu từ não xuống các mạch máu của "cậu nhỏ" sẽ bị ảnh hưởng.

Các dây thần kinh kích thích ham muốn tình dục có thể bị "trục trặc"khi tiến hành phẫu thuật vùng xương chậu.

Các bệnh đường hô hấp như bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, ngưng thở khi ngủ… cũng là nguyên nhân gây chứng liệt dương.

Tình trạng của "cậu nhỏ": hiện tượng cương sưng dương vật, nhiễm trùng có thể làm tổn thương các mô, ảnh hưởng đến khả năng "hoạt động"của "cậu nhỏ".

Chấn thương:Những sang chấn ở các khu vực như tủy sống, tuyến tiền liệt, bàng quang, khung xương chậu hoặc trên chính cậu nhỏ sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh, làm mềm các cơ, động mạch… dẫn tới liệt dương.

Phẫu thuật:Phẫu thuật ổ bụng, tuyến tiền liệt, bàng quang… có thể làm "chết"một số dây thần kinh và mạch máu liên quan tới khả năng cương cứng.

Thuốc:Có khá nhiều loại thuốc điều trị là nguyên gây ra hoặc góp phần vào chứng liệt dương:

Thuốc trị huyết áp, đặc biệt là thuốc chẹn beta (dược phẩm làm giảm hoạt động của tim sau nhồi máu cơ tim).

Thuốc chữa bệnh tim

Thuốc dị ứng

Thuốc chống suy nhược

Thuốc an thần

Thuốc trị co giật

Thuốc chống lở loét

Thuốc ngủ

Tâm lý:Các chuyên gia cho rằng tâm lý gây ra 10 - 20% trường hợp mắc chứng liệt dương.

Lo lắng, cảm giác tội lỗi là nguyên nhân chính và ngoài ra là các hiện tượng chán chường, căng thẳng, thiếu tự tin, e sợ "thất bại"khi quan hệ cũng làm mất cảm hứng tình dục.

Lạm dụng chất kích thích:

Uống nhiều rượu ảnh hưởng tới khả năng sinh Testosterone (hormonesinh dục nam).

Hút thuốc làm giảm độ lưu thông máu, là tác nhân nguy hiểm gây chứng liệt dương.

Rối loạn hormone: Rối loạn hormone chiếm 5% trong các nguyên nhân gây chứng liệt dương.

Đó là sự thiếu cân băng lượng hormone trong cơ thể, như là Testosterone hoặc hormonetuyến giáp.

Tuổi:Tuổi càng cao thì càng dễ mắc chứng liệt dương nhưng chứng bệnh này vẫn có thể ảnh hưởng tới mọi độ tuổi.

Các nguyên nhân về thể chất thì phổ biến hơn với những người lớn tuổi, còn đối với người trẻ hơn, tâm lí mới là vấn đề chính.

Phòng ngừa bệnh Liệt dương

6 điều cần chú ý trong việc phòng tránh liệt dương:

Phổ cập giáo dục kiến thức về giới tính, có hiểu biết về chức năng sinh lý sinh dục, giảm những tâm lí căng thẳng đối với chuyện phòng the, loại bỏ những lo lắng không cần thiết.

Tránh sử dụng những loại thuốc hoặc ngừng sử dụng những loại thuốc có thể dẫn đến liệt dương.

Nếu xuất hiện hiện tượng liệt dương, nên đến bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Tích cực điều trị các loại bệnh có thể dẫn đến liệt dương.

Cả hai vợ chồng đều phải có trách nhiệm, người vợ nên biết cảm thông với tình hình của chồng, không nên trách móc hay ghẻ lạnh, vì như vậy sẽ làm bệnh tình của chồng nặng thêm.

Tránh kích thích tình dục, ngưng hoạt động tình dục một thời gian để đảm bảo cơ quan thần kinh trung ương và cơ quan sinh dục được nghỉ ngơi và điều tiết, có lợi cho việc hồi phục chức năng sinh dục.

Luôn giữ tinh thần lạc quan, chú ý luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất, tăng sức đề kháng.

Khi xuất hiện hiện tượng liệt dương, cả nam và nữ giới phối hợp, bình tĩnh tìm ra nguyên nhân để điều trị tích cực nhất.

Điều trị bệnh Liệt dương

Hiện tại có 5 phương pháp điều trị bệnh liệt dương:

Dùng thuốc chích vào thể hang dương vật.

Dùng thuốc uống

Dùng dụng cụ bơm chân không.

Lắp đặt dương vật giả.

Giải phẫu mạch máu dương vật.

Bệnh liệt dương và cách điều trị không cần thuốc.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thảo mộc có tác dụng rất tốt trong điều trị chứng bất lực ở nam giới.

Những thảo mộc có ích cho bạn bao gồm cỏ tật lê (Tribulus), Yohimbe, bạch quả (Ginkgo biloba)…

Tribulus là thảo mộc truyền thống đã được sử dụng ở châu Âu và châu Á trong nhiều thập kỉ qua nhằm điều trị những rối loạn trong sinh hoạt tình dục ở nam giới, đặc biệt là sự suy giảm Testosterone.Chất Protodioscin chiết xuất từ Tribulus có tác dụng làm cân bằng các hormone giới tính nhờ sự xúc tác của các enzyme tự nhiên trong cơ thể bạn.

Tribulus có thể không hiệu quả tức thì, tuy nhiên, kết quả thu được sau 2 - 3 tháng sử dụng liên tục là hoàn toàn khả quan.

Yohimbe là một loài thảo mộc sinh trưởng ở miền tây châu Phi.

Chất Alkaloid chiết xuất từ vỏ cây Yohimbe có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh điều khiển khả năng cương cứng dương vật, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

Bạn chỉ nên dùng thảo dược này với liều lượng thích hợp theo sự hướng dẫn của các bác sĩvì tác dụng kích thích của nó là rất lớn và rất dễ làm tăng áp lực máu lên dương vật.

Ginkgo biloba có tác dụng chống ôxy hóa, tăng tuần hoàn máu đến dương vật.

Bên cạnh cách dùng thảo mộc, việc khắc phục các yếu tố tâm lý mặc cảm, lo sợ mọi người biết được bệnh tình của mình là điều cần thiết để giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này.

Đừng ngại ngần tham khảo ý kiến và sự trợ giúp của các bác sĩđể có một tinh thần minh mẫn và cơ thể cường tráng.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-liet-duong-1361.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Liệt dương