Thông tin bệnh Lông quặm

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái L

Lông quặm

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Mi quặm

Thông tin bệnh Lông quặm

Tổng quan Bệnh Lông quặm cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Lông quặm.

Tóm tắt bệnh Lông quặm

Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong, đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, thường gặp ở trẻ nhỏ từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị.

Tỷ lệ quặm bẩm sinh mi dưới ở trẻ em vào điều trị tại Khoa Mắt Trẻ em - Bệnh viện Mắt Trung ương là 2,03% (số liệu năm 2000).

Triệu chứng

Khi bị quặm, trẻ thường khó chịu, hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc, để lại sẹo gây giảm thị lực.

Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.

Chẩn đoán

Dụi mắt thường xuyên, chảy nước mắt, mắt đỏ, có dử mắt.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt trẻ bị tắc lệ đạo hay quặm bẩm sinh.

Tổng quan bệnh Lông quặm

Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong, đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, thường gặp ở trẻ nhỏ từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị.

Tỷ lệ quặm bẩm sinh mi dưới ở trẻ em vào điều trị tại Khoa Mắt Trẻ em - Bệnh viện Mắt Trung ương là 2,03% (số liệu năm 2000).

Khi bị quặm, trẻ thường khó chịu, hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc, để lại sẹo gây giảm thị lực.

Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.

Nguyên nhân bệnh Lông quặm

Thông thường, người ta phân loại thành:

Quặm mi bẩm sinh.

Thường gặp ở những bệnh nhân hay bị viêm nhiễm tại mắt.

Do không điều trị dứt điểm khi bị đau mắt hột khiến mi trên bị tổn thương, co rút, kéo theo sụn mi trên và cả mi trên uốn cong vào bên trong, đâm vào giác mạc.

Quặm mi do sẹo co kéo.

Do lão hóa khiến các mô chống đỡ mi mắt dưới trở nên lỏng lẻo khiến bờ mi mắt dưới bị cuốn vào bên trong…

Phòng ngừa bệnh Lông quặm

Sử dụng nước sạch (nước bẩn, nước không đạt tiêu chuẩn dẫn đến các căn bệnh về mắt)

Vệ sinh môi trường sạch sẽ (tránh bụi bặm, ô nhiễm…)

Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

Đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi.

Điều trị dứt điểm bệnh đau mắt hột.

Cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân…

Điều trị bệnh Lông quặm

Nếu ít, dùng nhíp nhổ bỏ những lông quặm đi.

Nếu nhiều, phải mổ để lật mi ra.

Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc, do đó có thể tra thuốc cho trẻ (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như Tobrex) và hướng dẫn bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi để bờ mi bật ra ngoài, lông mi không cọ vào giác mạc, tránh tổn hại giác mạc.

Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể phẫu thuật khi trẻ lớn hơn.

Phẫu thuật điều trị quặm bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lai sẹo.

Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt, cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-long-quam-1380.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Lông quặm