Thông tin bệnh Lupus ban đỏ

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái L

Lupus ban đỏ

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Lupus ban đỏ

    Tổng quan Bệnh Lupus ban đỏ cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Lupus ban đỏ.

    Tóm tắt bệnh Lupus ban đỏ

    Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể.

    Cũng như các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô.

    Triệu chứng

    Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh.

    Chẩn đoán

    Sốt; Mệt mỏi; Phát ban; Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời; Đau và sưng khớp; Sưng hạch; Đau nhức cơ; Buồn nôn; Đau ngực khi thở; Co giật; Rối loạn tâm thần

    Điều trị

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, và/hoặc sinh thiết thận.

    Tổng quan bệnh Lupus ban đỏ

    Lupus ban đỏ hệ thống (tiếng Anh: Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus), là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể.

    Cũng như các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô.

    Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh.

    Là bệnh mạn tính, quá trình phát triển bệnh đan xen giữa các đợt bùng phát và ổn định/lui bệnh.

    Bệnh này phổ biến ở phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp 9 lần so với nam giới, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 đến 50 và phổ biến hơn ở những người không có nguồn gốc châu Âu.

    Lupus ban đỏ hệ thống hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng corticosteroid và các chất ức chế miễn dịch.

    Lupus ban đỏ hệ thống có thể nguy hiểm chết người nhưng với những tiến bộ trong y học hiện nay, chất lượng cuộc sống của người bệnh đã được cải thiện và kéo dài hơn so với trước.

    Tỉ lệ sống sót ở những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở Hoa Kỳ, Canada và châu Âu là khoảng 95% trong 5 năm, 90% trong 10 năm và 78% ở 20 năm.

    Nguyên nhân bệnh Lupus ban đỏ

    Là bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân.

    Kháng nguyên có thể được hình thành tại chỗ bị chấn thương, tiếp xúc với hóa chất, vi khuẩn, thuốc, chất độc, tia xạ...

    Nghiên cứu cho thấy gen đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ dựa vào gen không xác định được ai mắc bệnh lupus.

    Có khả năng bệnh này do nhiều yếu tố khởi phát nên.

    Phòng ngừa bệnh Lupus ban đỏ

    Vì bệnh lupus ban đỏ hệ thống chưa được hiểu rõ nên cũng chưa thể phòng ngừa được, tuy nhiên khi bị bệnh, người ta có thể giảm thiểu tác hại, tăng cường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bằng cách ngăn ngừa những đợt phát bệnh.

    Những dấu hiệu cảnh báo cho một cơn phát bệnh sắp xảy ra có thể là: mệt mỏi, đau, phát ban, sốt, đau bụng, đau đầu, chóng mặt.

    Nếu sớm nhận ra các dấu hiệu cảnh báo và thường xuyên liên hệ với bác sĩ, bệnh nhân có thể chủ động hơn, ít đau hơn và giảm số lần đi bệnh viện.

    Vì tuổi thọ của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đã tăng hơn trước nên cần phải có ý thức dự phòng đối với các biến chứng hệ lụy của bệnh như tim mạch, viêm khớp, loãng xương và ung thư...

    nhất là cần có các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn và rà soát các bệnh liên quan nguy cơ cao do tác dụng phụ của việc sử dụng nhiều loại thuốc kéo dài.

    Đặc biệt, bác sĩ và bệnh nhân luôn phải cảnh giác cao đối với các bệnh ung thư có liên quan đến hệ miễn dịch.

    Điều trị bệnh Lupus ban đỏ

    Không có phác đồ điều trị đặc hiệu mà chủ yếu dựa vào trạng thái và mức độ của từng thể bệnh mà quyết định dùng 1, 2, 3, 4...

    loại thuốc với liều lượng thay đổi khác nhau.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-lupus-ban-do-1313.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Bệnh cùng chuyên mục

    Thuốc liên quan đến bệnh Lupus ban đỏ