Thông tin bệnh Mộng thịt

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái M

Mộng thịt

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Mộng mắt
  • Màng máu mắt

Thông tin bệnh Mộng thịt

Tổng quan Bệnh Mộng thịt cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Mộng thịt.

Tóm tắt bệnh Mộng thịt

Mộng thịt là sự tăng trưởng lành tính của kết mạc mắt (lòng trắng của mắt).

Bệnhthường phát triển chậm và không ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt nhưng khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời làm tăng khả năng phát triển mộng mắt.

Tỉ lệ nam giới mắc rối loạn này cao gấp 2 lần ở nữ giới và hiếm khi mắc trước tuổi 20.

Triệu chứng

Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng, những người khác có thể bị đỏ mắt, cộm mắt, sưng, ngứa và nhìn mờ.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Kiểm tra mắt bằng đèn khe.

Điều trị

Phẫu thuật loại bỏ mộng thịt nếu tầm nhìn bị ảnh hưởng, các triệu chứng tái phát hoặc vì lý do thẩm mỹ.

Tổng quan bệnh Mộng thịt

Mộng thịt là một mô thịt phát triển theo hình tam giác hoặc hình cánh trên giác mạc vàthường xuất hiện ở góc trong hoặc góc bên ngoài của mắt.

Đâylà một tổn thương lành tính, phát triển chậm và hầu như không có hại.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể lan ra toàn bộ giác mạc trung tâm và ảnh hưởng đến thị lực.

Nguyên nhân bệnh Mộng thịt

Có mối liên quan chặt chẽ giữa tiếp xúc với tia tử ngoại và mộng thịt.

Mộng thịt có thể phát triển khi tiếp xúc với các tia tử ngoại hàng ngày và trong thời gian dài, đặc biệt nếu người đó không đeo kính mắt hoặc kính bảo hộ.Do đó, một số nhóm người có tỉ lệ mộng thịt cao hơn như: nông dân, thủy thủ, người đi câu, người làm xây dựng, thợ hàn…

Một số chủng tộc có tỉ lệ mộng thịt cao hơn như: người Ấn Độ bị nhiều hơn người da trắng, người Thái bị nhiều hơn người Trung Quốc, người da sậm màu bị nhiều hơn người da trắng hơn.Nam giới bị mộng thịt nhiều hơn nữ giới.

Tuổi khởi phát mộng thịt thường từ 44 tuổi và đạt tỉ lệ cao nhất từ 50-60 tuổi.

Một số yếu tố nguy cơ khác gồm các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh.

Yếu tố nội sinh gồm: Di truyền, khô mắt, viêm kết mạc mạn tính, thiếu vitamin A.

Yếu tố ngoại sinh là do môi trường gió bụi.

Phòng ngừa bệnh Mộng thịt

Phòng tránh mộng thịt bằng việc sử dụng mắt kính chống tia tử ngoại; đội nón mũ rộng vành.

Điều trị bệnh Mộng thịt

Trong những trường hợp mộng mắt mới phát triển, khi không có triệu chứng và khi mộng thịt không ảnh hưởng đến thẩm mỹcủa mắt thì không cần phải làm gì.

Nếu mộng thịt gây rát mắt, đỏ mắt hay khó chịu, dùng nước mắt nhân tạo có thể giúp mắt đỡ khô và giảm sự khó chịu.

Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt sẽ không tác động đến sự phát triển của mộng thịt.

Khi mộng thịt làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹcủa mắt hoặc gây ra các triệu chứng như thị lực bị mờ, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để cắt bỏ mộng thịt.Phẫu thuật bao gồm loại bỏ phần mộng mắt đồng thời ghép màng kết lên vị trí phẫu thuật để hạn chế khả năng tái phát của mộng thịt.

Màng kết này thường từ mắt của chính bệnh nhân (màng kết tự thân).

Màng kết tự thân này có thể được khâu vào hay dán vào bằng keo Fibrin.

Khả năng tái phát của mộng thịt sau phẫu thuật dùng màng kết tự thân thấp.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-mong-thit-1541.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Mộng thịt