Thông tin bệnh Mủ thận

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái M

Mủ thận

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Mủ thận

Thông tin bệnh Mủ thận

Tổng quan Bệnh Thận ứ mủ cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thận ứ mủ.

Tóm tắt bệnh Mủ thận

Thận ứ mủ là tình trạng nhiễm khuẩn nặng toàn bộ thận khiến mủ tập trung ở bể thận, làm bể thận bị căng dãn, nhu mô thận bị viêm và bị phá huỷ (viêm mủ thận) và gây phản ứng viêm ở các mô xung quanh (viêm quanh thận).

Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng, và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận.

Triệu chứng

Nguy cơ mủ thận bao gồm suy giảm miễn dịch do thuốc (Steroid), bệnh (tiểu đường, bệnh AIDS) và tắc nghẽn đường tiểu (sỏi, bướu, hội chứng khúc nối, thận vùng chậu, thận móng ngựa).

Chẩn đoán

Triệu chứng có thể bao gồm đau sườn, đau bụng, sốt, lạnh run, đau lưng.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ được yêu cầu.

Việc chẩn đoán được thực hiện với siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) cung cấp hình ảnh của thận.

Tổng quan bệnh Mủ thận

Tắc nghẽn đường tiểu khi hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận.

Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi toàn trạng và trở nên nhiễm trùng.

Vì thế nhận biết sớm tình trạng này và điều trị tình trạng nhiễm trùng cấp của thận, đặc biệt ở những bệnh nhân có tắc nghẽn, là một vấn đề quan trọng.

Giống như áp-xe, mủ thận thường khiến bệnh nhân có sốt, lạnh run, đau lưng, mặc dù vài bệnh nhân sẽ không có triệu chứng.

Mủ thận có thể do vi trùng từ nhiều nguồn khác nhau, như từ đường tiểu dưới ngược dòng lên hay từ đường máu.

Nguy cơ mủ thận bao gồm suy giảm miễn dịch do thuốc (Steroid), bệnh (tiểu đường, bệnh AIDS) và tắc nghẽn đường tiểu (sỏi, bướu, hội chứng khúc nối, thận vùng chậu, thận móng ngựa).

Nguyên nhân bệnh Mủ thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu trên và tắc nghẽn là nguyên nhân của mủ thận, có thể gây áp-xe quanh thận.

Những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch hay có tiền căn sử dụng kháng sinh kéo dài có thể dễ bị nhiễm nấm.

Những cầu nấm phát triển sẽ gây tắc nghẽn và bệnh nhân sẽ bị mủ thận.

Viêm đài bể thận là tình trạng lâm sàng vừa có sỏi thận vừa có nhiễm trùng.

Trong một vài trường hợp, bướu niệu mạc cũng có thể gây tắc nghẽn và gây mủ thận.

Nhiễm trùng

Như báo cáo trong y văn, có rất nhiều vi trùng gây mủ thận:

Escherichia coli

Các loài Enterococcus

Các loài Candida và những loại nấm khác

Các loài Enterobacter

Các loài Klebsiella

Các loài Proteus

Các loài Pseudomonas

Các loài Bacteroides

Các loài Staphylococcus

Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA)

Các loài Salmonella

Lao (gây nhiễm trùng và hẹp)

Tắc nghẽn

Nguyên nhân của tắc nghẽn có thể do những yếu tố sau:

Sỏi và sỏi san hô - chiếm 75%.

Do cầu nấm.

Do xơ hóa sau phúc mạc di căn, ví dụ bướu thận, bướu tinh hoàn, ung thư trực tràng.

Tắc nghẽn do ung thư tế bào chuyển tiếp của niệu mạc.

Ung thư biểu mô tuyến tiết nhầy của bể thận.

Có thai.

Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản.

Nang niệu quản tắc nghẽn.

Hẹp chỗ nối niệu quản bàng quang.

Ứ trệ mãn tính nước tiểu và thận ứ nước.

Hẹp niệu quản.

Hoại tử nhú thận.

Thận đôi có tắc nghẽn.

Niệu quản lạc chỗ với nang niệu quản.

Bàng quang thần kinh.

Khác, hiếm hơn, như thoát vị lỗ bịt gây nghẹt niệu quản.

Phòng ngừa bệnh Mủ thận

Phát hiện điều trị sớm các bệnh thận - tiết niệu.

Điều trị bệnh Mủ thận

1.

Cắt bỏ thận

Khi thận bị phá hủy nhiều hoặc hoàn toàn: Phẫu thuật cắt bỏ thận sẽ là phương pháp tốt nhất và tránh bệnh bị tái phát.

Tuynhiên trước khi cắt thận cần cân nhắc:

Nếu đánh giá thận còn chức năng bằng 1/3 thận lành, nên cân nhắc điều trị bảo tồn, hoặc cắt một phần thận, trong trường hợp thận bên kia cũng bị tổn thương hoặc chức năng kém, như vậy tổng thể chức năng thận của cả hai bên còn được bảo vệ tốt hơn.

Nhiều khi phải tăng cường điều trị nội khoa, kể cả thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo hỗ trợ.

Trường hợp thận duy nhất hoặc dị dạng, bệnh lý lại càng cần cân nhắc, không được cắt thận vội vã.

Cuối cùng nên quan tâm cắt thận ứ mủ khó hơn cắt thận thông thường vì tổ chức quanh thận viêm dính, vỏ thận dày… dễ có tai biến khi phẫu thuật.

2.

Điều trị bảo tồn

Khi thận đối diện có nguy cơ không bảo đảm chức năng bài tiết tốt, hoặc thận bệnh còn có phần nào hồi phục, nên cố gắng điều trị bảo tồn, giải quyết nguyên nhân gây tắc ứ đường niệu.

Điều trị tạm thời, chờ đợi

Chúng ta đã biết khi thận ứ mủ, các tổ chức quanh thận bị viêm nhiễm, vỏ thận xơ hóa dầy cộp, rất khó tiến hành cắt thận hay điều trị bảo tồn.

Đặc biệt khi tình trạng bệnh nhân yếu, không cho phép tiến hành thủ thuật triệt để, ta chỉ nên tiến hành dẫn lưu tạm thời để tháo mủ.

Dẫn lưu tạm thời để chờ đợi nâng cao thể trạng bệnh nhân, ổn định tổ chức viêm nhiễm, trước khi giải quyết điều trị vĩnh viễn cho người bệnh.

Nhiều trường hợp sau khi dẫn lưu, thể trạng bệnh nhân phục hồi và chức năng thận cả hai bên thận lành và thận bệnh được cải thiện sẽ ảnh hưởng tới chỉ định các bước điều trị sau.

Điều trị nội khoa phối hợp

Để hỗ trợ cho việc điều trị ngoại khoa tốt, đặc biệt ở cơ thể người bị ứ mủ, thận thường suy yếu, một số chức năng của cơ thể bị suy giảm, do đó nên kết hợp:

Điều trị kháng sinh trước mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đồng thời điều trị trong và sau mổ với các loại kháng sinh phù hợp theo kháng sinh đồ để hỗ trợ kết quả điều trị ngoại khoa.

Hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ để tăng cường tình trạng sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ phục hồi chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng do nhiễm khuẩn.

Nhờ có tiến bộ về kháng sinh và hồi sức, bệnh ứ mủ có tiên lượng khác hơn trước, tuy nhiên tỷ lệ tử vong và biến chứng của bệnh vẫn còn cao.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-mu-than-1498.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Mủ thận