Thông tin bệnh Nấm lưỡi

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái N

Nấm lưỡi

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Tưa lưỡi

Thông tin bệnh Nấm lưỡi

Tổng quan Bệnh Nấm lưỡi cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Nấm lưỡi.

Tóm tắt bệnh Nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý.

Bệnh khá phổ biến, dễ tái phát và chữa lâu khỏi, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Triệu chứng

Có các màng giả màu trắng phủ trên niêm mạc miệng.

Những màng màu trắng bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau.

Triệu chứng ở trẻ là: khó nuốt, kém ăn, quấy khóc, bỏ bú, sút cân.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chẩn đoán chủ yếu dựa trên quan sát niêm mạc miệng.

Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu: xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), nội soi họng, soi mẫu nấm dưới kính hiển vi...

Điều trị

Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng các thuốc trị nấm và luôn giữ gìn vệ sinh khoang miệng.

Chú ý: không nên dùng vải thô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc miệng để tránh tổn thương cục bộ, tăng viêm nhiễm.

Thức ăn đồ uống của trẻ bị tưa lưỡi nên là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giàu đạm, tăng cường cung cấp vitamin nhóm B và vitamin C, đề phòng tưa lưỡi.

Tổng quan bệnh Nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý.

Bệnh khá phổ biến, dễ tái phát và chữa lâu khỏi.

Bệnh nấm lưỡi có liên quan đến khả năng miễn dịch của trẻ.

Đặc biệt, những yếu tố về cơ địa của trẻ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

Nguyên nhân bệnh Nấm lưỡi

Do nấm Candida albican: Nấm Candida albican cư trú và sinh sống trong đường ruột thường là thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ.

Thông thường, nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột là cân bằng.

Tuy nhiên, trong một trường hợp nào đó như sử dụng thuốc kháng sinh, hóa trị, xạ trị...

gây mất cân bằng này làm cho nấm Candida phát triển gây bệnh.

Do vi-rút: Vi-rút cũng là nguyên nhân gây tưa lưỡi cho trẻ.

Khi tưa lưỡi, lưỡi và lợi của trẻ xuất hiện vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng.

Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn.

Trẻ bị chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao.

Trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để phòng bội nhiễm.

Triệu chứng tưa lưỡi sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4-5 ngày.

Do uống kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài là nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ.

Kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng môi trường và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Trường hợp này nên vệ sinh lau miệng, nhất là lưỡi cho trẻ thật sạch sau mỗi lần uống thuốc.

Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sẽ có thể tự hết sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà không cần dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

Ngoài 3 trường hợp kể trên, nếu trẻ có hệ miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi.

Phòng ngừa bệnh Nấm lưỡi

Vệ sinh răng, miệng và lưỡi cho trẻ sau mỗi lần ăn, bú.

Với trẻ nhỏ, dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý lau nhẹ hoặc cho bé uống nước lọc để làm sạch khoang miệng và lưỡi cho bé.

Với trẻ lớn hơn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, tốt nhất là tập cho trẻ đánh răng thường xuyên.

Tránh cho trẻ ăn vặt đồ ngọt nhiều, uống nước ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh tạo điều kiện cho nấm men này phát triển.

Không cho trẻ dùng chung bình sữa, núm vú và các vật dụng cá nhân khác để tránh lây nhiễm nấm Candida Albicans.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm vú giả.

Chú ý quan tâm theo dõi để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

Điều trị bệnh Nấm lưỡi

Phải có chỉ định và hướng dẫn theo dõi điều trị của bác sĩ:

Sử dụng dung dịch Natri Bicarbonate 2% hoặc Hydrogen Peroxide 1% rửa sạch khoang miệng rồi rửa sạch bằng tăm bông tẩm nước muối, sau đó dùng tím Methyl 1% bôi vào khoang miệng hàng ngày, sớm tối mỗi buổi 1 lần, thông thường 2 - 3 ngày có thể chữa khỏi.

Dùng Ketoconazole Table (là thuốc chống nấm họ Imadazole) 200mg nghiền nhỏ thành bột, thêm 20ml nước muối sinh lý chế thành dung dịch.

Sau đó bôi dung dịch này lên niêm mạc khoang miệng, mỗi ngày 2 - 4 lần, thông thường 2 - 3 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt, đa số trẻ trong vòng 5 ngày có thể khỏi.

Nghiền 50.000 đơn vị Nysfungin thành bột chia thành 4 lần, mỗi lần dùng một phần rắc trực tiếp vào khoang miệng, tạm thời không cho trẻ uống nước, để trẻ tự dùng lưỡi đảo đều, khiến thuốc tiếp xúc triệt để với niêm mạc khoang miệng.

Mỗi ngày dùng 2-3 lần, sau vài ngày tưa lưỡi sẽ khỏi.

Cũng có thể dùng 10ml dung dịch Nysfungin (chứa 200.000 đơn vị Nysfungin) bôi ngoài, mỗi ngày 3 - 4 lần hoặc dùng thuốc Đông y châu hoàng tán bôi lên khoang miệng.

Không nên dùng vải thô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc miệng để tránh tổn thương cục bộ, tăng viêm nhiễm.

Thức ăn đồ uống của trẻ bị tưa lưỡi nên là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giàu đạm, tăng cường cung cấp vitamin nhóm B và vitamin C, đề phòng tưa lưỡi.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-nam-luoi-1623.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Nấm lưỡi