Thông tin bệnh Nấm mắt

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái N

Nấm mắt

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Nấm mắt

    Tổng quan Bệnh Nấm mắt cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Nấm mắt.

    Tóm tắt bệnh Nấm mắt

    Nhiễm trùng mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm vi khuẩn, vi-rút, amip và nấm.

    Nhiễm trùng mắt do nấm là rất hiếm, nhưng có thể rất nghiêm trọng.

    Nhiễm nấm có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của mắt.

    Các loại nấm phổ biến gây nhiễm trùng mắt bao gồm: Fusarium, có thể sống trong môi trường bình thường, đặc biệt là trong đất và trên cây; Aspergillus, thường sống trong môi trường trong nhà và ngoài trời; Candida, loại nấm men thường sống trên da người và trên màng nhầy.

    Triệu chứng

    Ngứa mắt, sưng, đau, chảy nước mắt và/hoặc đỏ mắt.

    Mắt đục, mờ và hoặc mất thị lực, sợ ánh sáng.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Lấy một mẫu nhỏ của mô hoặc dịch mủ ở mắt để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy tìm vi nấm.

    Xét nghiệm phản ứng chuỗi Polymerase (PCR).

    Điều trị

    Việc điều trị phụ thuộc vào loại nấm, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và các bộ phận bị ảnh hưởng của mắt.

    Điều trị có thể bao gồm: thuốc nhỏ mắt kháng nấm, thuốc kháng nấm đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, thuốc kháng nấm tiêm trực tiếp vào mắt.

    Phẫu thuật nếu bệnh không đáp ứng với thuốc, bao gồm ghép giác mạc, thay thủy tinh thể, trường hợp nặng cần cắt bỏ mắt.

    Tổng quan bệnh Nấm mắt

    Có trên 50 loài nấm mốc trong môi trường quanh ta.

    Tùy địa phương, tùy nhiệt độ, độ ẩm, môi trường, trình độ vệ sinh mà số mắt lành mang nấm chiếm từ 3-28%.

    Hàng rào biểu mô giác mạc kín, tốt, sạch là tấm chắn tốt nhất ngăn chặn không cho nấm xâm nhập vào mắt.

    Ở châu Âu, các bác sĩ không dùng từ nấm mắt (Oculomycoses) mà họ dùng từ nấm giác mạc (Kératomycoses), bởi vì họ thấy phải qua tổn thương giác mạc, nấm mới xâm nhập vào sâu được màng bồ đào và nội nhãn để gây bệnh nấm nặng cho mắt.

    Việt Nam là nước nhiệt đới, nóng ẩm, nông nghiệp chiếm phần đông dân số nên tỉ lệ bệnh nấm mắt cao.

    Nguồn nhiễm nấm chủ yếu là từ thảo mộc mà nấm sợi là chủ yếu.

    Nấm sợi Aspergillus gặp nhiều hơn nấm sợi Fusarium, nhưng nếu bị nấm sợi Fusarium thì tổn thương sẽ nặng hơn so với nấm Aspergillus.

    Nhiễm nấm men tại mắt ít gặp hơn nấm sợi.

    Tổn thương mắt do nấm men thường trên cơ địa mắt đã có các tổn thương trước đó (viêm giác mạc biểu mô dài ngày, chứng khô mắt, Herpes mắt, đeo kính tiếp xúc nhiều sau ghép giác mạc, tra mắt bằng Cortisol hoặc dùng cortisol đường toàn thân).

    Khi vào mắt, các loại nấm sợi và nấm men đều phát sinh các độc tố hoạt hóa các men phân hủy protein làm hủy hoại các màng mắt.

    Nguyên nhân bệnh Nấm mắt

    Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, vi rút, nấm.

    Phòng ngừa bệnh Nấm mắt

    Tác nhân chính là nấm mốc từ thảo mộc nên khi lao động có tiếp xúc với cây cỏ cần phải tránh để chúng va quệt, rơi bắn vào mắt.

    Khi đang làm việc có va chạm với chúng thì phải rửa tay bằng xà phòng sạch rồi rửa mặt, giặt thật sạch khăn bằng xà phòng ngay sau khi rửa.

    Đừng để khăn rửa mặt mọc nấm mốc.

    Thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng và phơi khăn ra chỗ nắng.

    Tránh phơi khăn mặt và quần áo trên dây mây, sào tre nứa, dễ tiếp xúc với nấm mốc.

    Không được tùy tiện dùng các loại thuốc tra mắt có thành phần corticoid khi đau mắt vì sẽ giải phóng bào tử nấm, làm bệnh nấm mắt nặng thêm.

    Bị đau mắt sau khi bị va quệt với cỏ cây (dù là tươi hay khô, mục) đều phải cảnh giác với nhiễm nấm mắt, đi khám sớm để được điều trị sớm.

    Điều trị bệnh Nấm mắt

    Những chú ý trong điều trị nấm mắt

    Thuốc nấm da không được đưa vào mắt (do không phù hợp về pH, độ thẩm thấu muối và độ kích ứng đối với mắt).

    Chủ yếu là điều trị tại chỗ, có khi mỗi giờ phải nhỏ mắt 1 lần trong nhiều ngày, nhiều tuần.

    Có 4 loại thuốc chính đang được dùng điều trị nấm mắt:

    Nhóm polyester (amphotéricin B, natamycin).

    Nhóm zimydazon (5 fluoro tiroxin).

    Nhóm sulfamid trộn bạc (cụ thể là sulfadiazin trộn bạc, vừa diệt nấm vừa diệt khuẩn).

    Natamycin 5% là loại thuốc nhỏ nước, rất tốt với nấm sợi Aspergillus.

    Nếu khó xác định loại nấm thì cứ dùng amphotéricin B, dùng thêm fluconason cho đường toàn thân.Nên làm kháng nấm đồ, xem loại nấm gây bệnh mắt đó đặc hiệu với thuốc gì nhất để điều trị cho hiệu quả.

    Nhiều khi phải nạo biểu mô giác mạc để thuốc ngấm được nhanh và nhiễm vào các lớp tổn thương sâu.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-nam-mat-1630.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Thuốc liên quan đến bệnh Nấm mắt