Thông tin bệnh Nấm nhiều màu

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái N

Nấm nhiều màu

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Pityriasis Versicolor
  • Nấm nhiều màu

Thông tin bệnh Nấm nhiều màu

Tổng quan Bệnh Lang ben cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Lang ben.

Tóm tắt bệnh Nấm nhiều màu

Lang ben là dạng nhiễm nấm cạn ở da thường gặp.

Đây là tình trạng nhiễm nấm mạn tính ở lớp sừng của da (lớp sát bề mặt da).

Biểu hiện chủ yếu là các dát giảm sắc tố (trắng hơn da bình thường), đôi khi là các dát tăng sắc tố (sậm hơn da bình thường) hoặc dát hồng ban (vết hồng đỏ).

Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn.

Nếu dùng bìa cứng hoặc dao cùn cạo thì vảy mịn tróc ra rõ hơn (dấu hiệu vỏ bào).

Vị trí thương tổn thường là những vùng da bị che kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn như giữa lưng, giữa ngực, mạn sườn, bụng, mặt trong cánh tay, đùi, vùng mặt (trước tai, hàm dưới).

Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở giai đoạn đang có sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi (từ tuổi dậy thì đến thanh niên).

Lang ben do vi nấm Malassezia furfur gây ra.

Triệu chứng

Người bệnh đa phần thường cảm thấy ngứa nhẹ, nhất là khi đổ mồ hôi; sang thương da, cảm thấy bị rát da, các trường hợp da bị giảm sắc tố (màu trắng) chiếm đa số, ngoài ra da cũng có thể bị sậm hơn.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chẩn đoán được xác định bằng cách cạo vết lang ben và thực hiện bài kiểm tra Kali hydroxid (KOH).

Điều trị

Điều trị bao gồm: Các loại kem chống nấm như Clotrimazole (Lotrimin), Ketoconazol (Nizoral), hoặc Econazole (Spectazole).

Liệu pháp kháng nấm đường uống với Itraconazole hoặc Fluconazole.

Liệu pháp quang động.

Tổng quan bệnh Nấm nhiều màu

Nguyên nhân bệnh Nấm nhiều màu

Phòng ngừa bệnh Nấm nhiều màu

Điều trị bệnh Nấm nhiều màu

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-nam-nhieu-mau-1651.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Nấm nhiều màu