Thông tin bệnh Ngứa

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái N

Ngứa

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Ngứa

    Tổng quan Bệnh Ngứa cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Ngứa.

    Tóm tắt bệnh Ngứa

    Ngứa da là một cảm giác khó chịu, tạo ra phản xạ gãi.

    Ngứa da có thể là hậu quả của ban da hoặc bệnh khác, như bệnh vẩy nến hay viêm da, cũng có thể là một triệu chứng của bệnh, như bệnh gan hoặc suy thận.

    Tùy thuộc vào nguyên nhân, ngứa da có thể có hoặc không kèm theo các triệu chứng như đỏ da, da thô ráp, nổi u hoặc rộp da.

    Phương pháp điều trị ngứa da bao gồm dùng thuốc, dùng băng ướt và liệu pháp ánh sáng, sử dụng các sản phẩm chống ngứa và tắm nước mát.

    Triệu chứng

    Ngứa ở một số khu vực da, như trên một cánh tay hoặc chân, hoặc ngứa toàn bộ cơ thể.

    Ngứa da có thể xảy ra mà không có bất kỳ thay đổi đáng chú ý khác trên da, hoặc có thể kết hợp với các triệu chứng khác như nổi mẩn đỏ, nổi u, đốm hoặc mụn nước, khô, nứt nẻ da, có vảy da.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Nếu nghi ngờ ngứa da liên quan đến bệnh lí, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm, bao gồm: xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), các xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp, chụp X-quang.

    Điều trị

    Dùng kem Corticosteroid bôi tại chỗ giúp kiểm soát ngứa.

    Thuốc ức chế Calcineurin như Tacrolimus (Protopic) và Pimecrolimus (Elidel) có thể được sử dụng thay cho các loại kem Corticosteroid trong một số trường hợp, đặc biệt nếu khu vực ngứa không lớn.

    Thuốc kháng Histamin đường uống như Cetirizine (Zyrtec) và Loratadin (Claritin), Diphenhydramine (Benadryl).

    Thuốc chống trầm cảm như Fluoxetine (Prozac) và Sertraline (Zoloft) có thể giúp giảm ngứa.

    Điều trị các bệnh gây ngứa.

    Liệu pháp ánh sáng (Phototherapy).

    Tổng quan bệnh Ngứa

    Đau tạo ra phản xạ rút lui còn ngứa tạo ra phản xạ gãi.

    Những sợi thần kinh không myelin của cảm giác ngứa và đau đều xuất phát từ da, tuy nhiên chúng chuyển thông tin về trung ương đến 2 hệ thống khác nhau đều dùng chung một bó sợi thần kinh ngoại biên và đường tủy sống - đồi thị.

    Trong lịch sử, cảm giác ngứa và đau không được tách biệt độc lập với nhau cho đến gần đây người ta nhận thấy rằng ngứa có một số tính chất chung với đau nhưng nó cũng có những khác biệt rất rõ rệt.

    Cơ chế của ngứa hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ mà lý do chính là thiếu động vật thí nghiệm.

    Ở những động vật thí nghiệm, những kích thích ngứa gần như cho cùng một phản ứng với kích thích đau nhưng con người lại có đủ khả năng để ý thức được sự khác biệt giữa đau và ngứa.

    Do đó, hầu hết những thông tin về kích thích ngứa ngày nay có được là nhờ những nghiên cứu trên con người.

    Nguyên nhân bệnh Ngứa

    Những bệnh về da có thể gây ngứa nhiều bao gồm những bệnh do bị nhiễm ký sinh trùng (như ghẻ ngứa, chấy rận, ve), bị côn trùng cắn, ong đốt, viêm da dị ứng hoặc viêm da do tiếp xúc.

    Những tình trạng này thường gây phát ban ở da.

    Những bệnh hệ thống có thể gây ngứa bao gồm bệnh gan, suy thận, u lympho, bệnh bạch cầu và một số bệnh về máu khác, đôi khi còn có các bệnh như bệnh của tuyến giáp, đái tháo đường, ung thư.

    Tuy nhiên, ngứa do những bệnh trên thường không gây nổi ban ở da.

    Một số loại thuốc cũng có thể gây ngứa, bao gồm Barbiturate, Morphine và Aspirin cũng như bất kỳ thuốc nào dùng trên những người bị dị ứng.

    Ngứa cũng thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ.

    Thường thì ngứa ở thai phụ không nói lên được điều gì bất thường, nhưng nó có thể là kết quả của một vấn đề nhẹ ở gan.

    Thông thường khi tiếp xúc với vải len hoặc các chất gây kích ứng da như mỹ phẩm hay những hóa chất hòa tan cũng có thể gây ngứa.

    Da khô, thường gặp ở người già, cũng có thể gây ngứa nhiều ở diện rộng.

    Da khô có thể là kết quả của việc sống trong thời tiết lạnh hay tiếp xúc với nước kéo dài.

    Tắm bằng nước nóng thường làm tăng cảm giác ngứa nhiều hơn.

    Hành động gãi cũng gây kích ứng da và làm cho ngứa nhiều hơn, do đó tạo thành vòng lặp: ngứa-gãi-ngứa.

    Gãi nhiều có thể làm đỏ da và tạo ra những vết trầy xước sâu trên da.

    Ở một số người, ngay cả việc gãi nhẹ nhàng cũng có thể làm nổi những vệt đỏ trên da, khiến ngứa dữ dội hơn.

    Nếu gãi và chà xát da kéo dài có thể làm da dày lên và hóa sẹo.

    Phòng ngừa bệnh Ngứa

    Tránh gãi.

    Mặc quần áo cotton mịn.

    Điều này sẽ giúp tránh kích ứng.

    Chọn xà phòng nhẹ mà không cần thuốc nhuộm hay nước hoa.

    Rửa sạch xà phòng hoàn toàn ra khỏi cơ thể.

    Sử dụng bột giặt nhẹ không mùi khi giặt quần áo, khăn tắm và giường ngủ.

    Hãy thử sử dụng các chu kỳ rửa ngoài vào máy giặt.

    Tránh những chất gây kích ứng da hoặc gây ra một phản ứng dị ứng, có thể bao gồm niken, đồ trang sức, nước hoa, sản phẩm tẩy rửa và mỹ phẩm.

    Điều trị bệnh Ngứa

    Nhiều người bị ngứa có thể cảm thấy thích một số loại kem dưỡng ẩm bôi ngay sau khi tắm.

    Nên dùng những loại kem không có mùi, không màu do những chất thêm vào để tạo mùi hoặc màu có thể gây kích ứng da và cuối cùng là gây ngứa.

    Móng tay nên được cắt ngắn, đặc biệt là ở trẻ em để làm giảm nguy cơ trầy da do gãi.

    Bao phủ vùng da bị ảnh hưởng bởi những chất làm dịu, chẳng hạn như bạc hà, khuynh diệp, calamin.

    Uống thuốc kháng Histamine cũng có thể có ích.

    Một số loại kháng Histamine như Hydroxyzine (Atarax, Vistaril), và Diphenhydramine thường gây buồn ngủ và khô miệng, do đó thường được dùng vào giờ ngủ.

    Những loại kháng Histamine khác như Loratadine (Claritin) và cetirizine (Zyrtec) thường không gây buồn ngủ.

    Thông thường những loại kem có chứa kháng Histamine như Diphenhydramine (Benadryl, Nytol, Sominex) không nên dùng vì bản thân chúng cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.

    Kem có chứa corticoid có thể làm giảm viêm và kiểm soát ngứa, do đó có thể dùng nếu ngứa giới hạn ở trong một khu vực nhỏ.

    Ngứa bởi một số lý do như do nhiễm độc cây thường xuân có thể cần bôi kem có corticoid mạnh.

    Tuy nhiên chỉ nên dùng corticoid nhẹ (như 1% hydrocortisone) khi bôi lên mặt do corticoid có tác dụng mạnh sẽ làm mỏng làn da nhạy cảm ở khu vực này.

    Ngoài ra, kem có chứa corticoid với dược tính mạnh được bôi ở những vùng rộng lớn trong một thời gian dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, do thuốc có thể thẩm thấu để đi vào máu.

    Đôi khi có thể dùng corticoid đường uống nếu bị ngứa ở một khu vực lớn.

    Có thể cần phải điều trị đặc hiệu.

    Chẳng hạn như khi nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra ngứa, khi đó có thể cần những loại thuốc điều trị tại chỗ hay toàn thân.

    Những thuốc điều trị tại chỗ chỉ cần bôi trực tiếp lên da.

    Những thuốc điều trị toàn thân thì cần phải dùng qua đường uống hoặc tiêm để có thể phân tán ra khắp nơi trên cơ thể.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-ngua-1646.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Thuốc liên quan đến bệnh Ngứa