Thông tin bệnh Nhiễm giun đũa

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái N

Nhiễm giun đũa

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Ascaris lumbricoide

Thông tin bệnh Nhiễm giun đũa

Tổng quan Bệnh Nhiễm giun đũa cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Nhiễm giun đũa.

Tóm tắt bệnh Nhiễm giun đũa

Giun đũa là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non.

Nhiễm giun đũa là bệnh rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ em.

Có đến 1/4 dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong thức ăn và nước uống chưa nấu chín.

Triệu chứng

Các triệu chứng tăng theo số lượng giun trong cơ thể và có thể bao gồm khó thở và sốt vào thời kỳ đầu nhiễm bệnh.

Theo sau những triệu chứng này có thể là trướng bụng, đau bụng và tiêu chảy.

Trẻ em hay bị ảnh hưởng nhất, và trong độ tuổi này, bệnh có thể làm trẻ tăng cân ít, suy dinh dưỡng và gặp phải các vấn đề trong học tập.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Ở một số bệnh nhân có thể thấy giun trưởng thành trong phân hoặc giun chui ra qua mũi, miệng.

Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun.

Điều trị

Sử dụng thuốc diệt giun đũa: Dùng một trong các loại thuốc Albendazol, Pyrantel pamoat, Mebendazol, Levamisol, Piperazin.

Trong trường hợp giun chui ống mật có thể gắp lấy giun qua ống nội soi dưới siêu âm và điều trị dung dịch Albendazol hoặc Piperazin bơm vào ống mật chủ kết hợp với điều trị toàn thân.

Tổng quan bệnh Nhiễm giun đũa

Giun đũa là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non.

Nhiễm giun đũa là bệnh rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ em.

Có đến 1/4 dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong thức ăn và nước uống chưa nấu chín.

Trứng giun đũa có sức đề kháng cao với các yếu tố lý hóa của môi trường.

Hóa chất ở các nồng độ thường dùng clo 2%, formol 2% không diệt được trứng giun đũa.

Trứng có thể tồn tại được trong nước đến 5-7 năm trong đất vườn có bóng mát.

Nguyên nhân bệnh Nhiễm giun đũa

Tên tác nhân: giun đũa (Ascaris lumbricoides).

Hình thái: giun đũa là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở ruột non của người.

Giun cái trưởng thành dài khoảng 20-25cm, giun đực dài 15-17cm.

Giun có màu trắng hồng, đầu và đuôi thon nhọn.

Giun đũa cái đẻ trứng, trứng giun hình bầu dục dài 45-50 mm.

Lớp ngoài cùng của trứng có lớp vỏ xù.

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: trứng giun đũa ra ngoại cảnh thâm nhập vào đất, gặp điều kiện thuận lợi ở nhiệt độ môi trường 24-250C sau 12-15 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm cho người và giữ khả năng này trong nhiều tháng, thậm chí 1-2 năm nếu gặp vùng đất thuận lợi.

Trứng giun tồn tại trong mùa hè được khoảng 3 tháng, ở nhiệt độ thấp hơn thì thời gian này kéo dài hơn.

Trứng giun đũa có khả năng tồn tại ở nhiệt độ âm tới -120C.

Trứng giun sống được vài giây ở nhiệt độ 500C và bị diệt ở nhiệt độ 600C.

Độ ẩm trên 80% là thuận lợi nhất cho trứng phát triển.

Trứng giun dễ bị diệt dưới ánh nắng mặt trời và khô hanh.

Phòng ngừa bệnh Nhiễm giun đũa

Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân.

Cụ thể:

Không ăn rau sống, quả xanh; không uống nước lã, nước đá vì nước đá nhiều khi được làm từ nguồn nước không sạch.

Hướng dẫn trẻ em rửa tay trước khi ăn uống hay sau khi tiếp xúc với đồ chơi.

Các vùng nông thôn, cha mẹ và người lớn không để trẻ chơi nơi đất cát.

Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, tránh để móng tay dài dễ nhét đất cát và lây nhiễm trứng giun.

Tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước sạch.

Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm, cách nhau 4 - 6 tháng, đặc biệt là trẻ em từ 2 - 12 tuổi.

Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón rau xanh.

Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải.

Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150 - 200 gam/kg phân, trứng chết sau 30 phút đến 1 giờ.

Điều trị bệnh Nhiễm giun đũa

Điều trị nội khoa:

Sử dụng thuốc diệt giun đũa: Dùng một trong các loại thuốc Albendazol, Pyrantel pamoat, Mebendazol, Levamisol, Piperazin.

Sử dụng thuốc diệt giun đũa kết hợp với giun móc và giun tóc (vì trên thực tế, bệnh nhân thường bị nhiễm giun đũa kèm theo nhiễm giun móc và giun tóc): Albendazol, Mebendazol hoặc Oxantel, Pyrantel pamoat

Nội soi kết hợp với sử dụng thuốc: Trong trường hợp giun chui ống mật có thể gắp lấy giun qua ống nội soi dưới siêu âm và điều trị dung dịch Albendazol hoặc Piperazin bơm vào ống mật chủ kết hợp với điều trị toàn thân.

Chú ý: (i) Sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ ; (ii) Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương.

Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.

Điều trị ngoại khoa

Được áp dụng trong một số trường hợp nhiễm giun gây biến chứng như lồng ruột, tắc ruột, tắc ống dẫn mật, thủng ruột...

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-nhiem-giun-dua-1628.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Nhiễm giun đũa