Thông tin bệnh Nhiễm giun kim

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái N

Nhiễm giun kim

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Nhiễm giun kim

    Tổng quan Bệnh Nhiễm giun kim cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Nhiễm giun kim.

    Tóm tắt bệnh Nhiễm giun kim

    Nhiễm giun kim là bệnh do một loại ký sinh trùng nhỏ như cái kim gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống.

    Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun kim, đặc biệt là trẻ em.

    Khi mắc bệnh, người bệnh thường ngứa ngáy ở vùng hậu môn và bộ phận sinh dục, nhất là về ban đêm do giun bò ra hoạt động và đẻ trứng.

    Triệu chứng

    Nhiễm giun kim gồm các triệu chứng:

    Ngứa vùng hậu môn.

    Ngứa gây mất ngủ, bực dọc, đái dầm và bồn chồn.

    Với nhiễm khuẩn nặng hơn, bệnh nhân cũng có thể bị đau bụng liên tục và buồn nôn.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Bác sĩ có thể đặt một miếng băng dán trên da xung quanh vùng hậu môn và tìm kiếm giun kim hoặc trứng của giun kim bằng cách sử dụng kính hiển vi.

    Thử nghiệm này được thực hiện tốt nhất điều đầu tiên vào buổi sáng trước khi đi vào phòng tắm vì giun kim bò ra khỏi hậu môn để đẻ trứng vào ban đêm.

    Điều trị

    Các thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm giun kimbao gồm: Albendazole (Albenza), Mebendazole (Ovex, Vermox) và Pyrantel (Pin-X).

    Thành viên trong gia đình cũng có thể cần phải được điều trị.

    Tổng quan bệnh Nhiễm giun kim

    Bệnh giun kim là bệnh do một loại ký sinh trùng nhỏ như cái kim gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống.

    Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun kim, đặc biệt là trẻ em.

    Khi mắc bệnh, người bệnh thường ngứa ngáy ở vùng hậu môn và bộ phận sinh dục, nhất là về ban đêm do giun bò ra hoạt động và đẻ trứng.

    Bệnh giun kim có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho cả trẻ nhỏ và người lớn, vì vậy chúng ta không thể coi thường khi mắc bệnh giun kim

    Nguyên nhân bệnh Nhiễm giun kim

    Tên tác nhân: Giun kim (Enterobius vermicularis).

    Hình thái: Giun kim có mầu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía.

    Miệng có 3 môi, những môi này có thể thụt vào trong miệng.

    Giun đực dài khoảng 2 - 5mm, đuôi cong và có gai sinh dục dài khoảng 70mm.

    Giun cái dài 9 - 12 mm, đuôi dài và nhọn, hậu môn của giun kim cái cách mút đuôi khoảng 2mm.

    Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:

    Trứng giun kim phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh mới có khả năng lây nhiễm.

    Ở nhiệt độ môi trường 300C, độ ẩm trên 70% và oxy thì sau 6 - 8 giờ trứng đã phát triển thành trứng mang ấu trùng và có khả năng lây nhiễm.

    Trứng giun kim không phát triển được ở nhiệt độ dưới 200C và trên 400C, ở nhiệt độ 600C trứng giun kim hỏng trong vài phút.

    Trong nước, trứng giun kim chết sau vài tuần.

    Trứng giun kim không bị hỏng bởi hoá chất như Sublime 0,1%, Formalin 10%, xà phòng 2% và bị chết trong trong Cresyl 10% sau 5 phút, trong cồn sau 1 giờ 40 phút.

    Phòng ngừa bệnh Nhiễm giun kim

    Biện pháp dự phòng

    Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh, bảo vệ để môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu, quần áo của trẻ em.

    Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:Mọi người cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm.

    Vệ sinh phòng dịch: Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng sớm, tránh gãi vùng quanh hậu môn

    Biện pháp chống dịch

    Xử lý môi trường: Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải.

    Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ, đặc biệt là trẻ em từ 2-12 tuổi tẩy giun 2 lần/ năm cách nhau 4 - 6 tháng.

    Điều trị bệnh Nhiễm giun kim

    Bệnh nhiễm giun kim nếu không tái nhiễm chỉ sau 2 tháng là hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng.

    Vì vậy, khi điều trị, cần chú ý tránh để tái nhiễm và tránh lây hàng loạt.

    Để điều trị bệnh giun kim, đặc biệt là ở trẻ em, rất cần có sự can thiệp của thầy thuốc để người bệnh được khám và chỉ định dùng thuốc gì, liều lượng và hàm lượng ra sao.

    Người nhà bệnh nhân không nên tự dùng thuốc vì không biết hết tác dụng chính và tác dụng phụ của thuốc.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-nhiem-giun-kim-1627.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Thuốc liên quan đến bệnh Nhiễm giun kim