Thông tin bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái N

Nhiễm tụ cầu khuẩn

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn

    Tổng quan Bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn.

    Tóm tắt bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn

    Nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể, nhưng phổ biến nhất là da và mô mềm (viêm mô tế bào) hoặc gây mưng mủ (áp-xe).

    Tụ cầu khuẩn thường được tìm thấy trên da và trong mũi nhưng không phải luôn luôn gây ra nhiễm trùng.

    Nhiễm trùng ở da có thể lan rộng sang các bộ phận khác và gây tử vong.

    Bệnh thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, bỏng, vết thương sau phẫu thuật và những bệnh nhân đặt ống thông đường tiểu, ống thông tĩnh mạch, ống thông lọc máu, ống thở.

    Tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) là một loại đặc biệt của tụ cầu đang trở nên phổ biến hơn và khó điều trị, đòi hỏi phải dùng kháng sinh đặc biệt.

    Triệu chứng

    Đỏ, sưng, đau và nổi dát da.

    Chảy mủ (chất lỏng màu vàng, có mùi hôi), sốt, áp-xe da, nóng da xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh, xuất hiện vệt đỏ trên cánh tay hoặc chân.

    Nhiễm trùng nghiêm trọng gây ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, cảm giác khó chịu, nhức đầu, đau cơ, phát ban da, khó thở, ngất xỉu, huyết áp thấp.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Xét nghiệm bổ sung sẽ phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng.

    Cấy tế bào ở các vết thương, máu hoặc nước tiểu làm xét nghiệm.

    Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang để xác định sự hiện diện của áp-xe hoặc mức độ bệnh.

    Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để xác định tổn thương ở các cơ quan khác.

    Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

    Siêu âm, phân tích nước tiểu (UA).

    Điều trị

    Điều trị tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

    Chích và hút bỏ mủ.

    Nhiễm trùng nặng hơn phải dùng kháng sinh.

    Lựa chọn sử dụng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

    Các loại thuốc hiện đang được sử dụng bao gồm: Dicloxacillin, Cephalexin (KEFLEX), Trimethoprim - Sulfamethoxazole (Bactrim, Bactrim DS, Septra, Septra DS), Methicillin, Nafcillin và Cefazolin (Ancef).

    Nhiễm tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) cần phải dùng kháng sinh đặc biệt.

    Tổng quan bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn

    Nguyên nhân bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn

    Phòng ngừa bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn

    Điều trị bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-nhiem-tu-cau-khuan-1810.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Thuốc liên quan đến bệnh Nhiễm tụ cầu khuẩn