Thông tin bệnh Phỏng rạ

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái P

Phỏng rạ

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Trái dạ
  • Phỏng rạ
  • Thủy hoa
  • Chicken-pox

Thông tin bệnh Phỏng rạ

Tổng quan Bệnh Thủy đậu cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thủy đậu.

Tóm tắt bệnh Phỏng rạ

Thủy đậu là bệnh do virusHerpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra và rất dễ lây lan.

Thông thường, bệnh biểu hiện nhẹ nhưng có thể trở nên nghiêm trọng với trẻ em, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, người mắc bệnh chàm và người cao tuổi.

Nếu bị nhiễm trùng, bệnh có thể gây viêm phổi hoặc viêm não.

Cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc thủy đậu.

VirusHerpes Varicella lây truyền qua đường hô hấp, do các giọt nước bọt nhỏ chứa viruslan vào không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Viruscũng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với mụn nước thủy đậu.

Người bị bệnh thủy đậu có thể lây bệnh cho người khác từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban đến khi mụn nước đóng vảy.

Sau khi khỏi bệnh, virusHerpes Varicella vẫn tồn tại trong cơ thể ở dạng bất hoạt và có thể hoạt động trở lại, gây bệnh Zona.

Triệu chứng

Sốt, nhức đầu, đau dạ dày, chán ăn.

Phát ban xảy ra sau đó 1 - 2 ngày, là các mụn nước nhỏ màu đỏ.Phát ban bắt đầu ở vùng da đầu, tiếp theo là mặt và phần thân rồi lan đến tay và chân.

Mụn nước cũng có thể xuất hiện trong miệng, âm đạo và mí mắt.

Các nốt phát ban thường rất ngứa.

Sau một vài ngày, các mụn nước đóng vảy cứng.

Bệnh nhân có thể bị ho, khó thở, đau đầu nặng và nhầm lẫn tuy hiếm gặp.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu, xét nghiệm chất dịch ở mụn nước để xác định virus, tuy nhiên không thật cần thiết.

Điều trị

Giữ da sạch sẽ, vệ sinh da bằng xà bông nhẹ và nước.

Cố gắng không gãi.

Bột yến mạch và các loại kem bôi có thể giúp giảm ngứa.

Thuốc kháng Histamin đường uống như Diphenhydramine/ Benadryl có thể hỗ trợ điều trị.

Móng tay nên được cắt ngắn để ngăn ngừa tình trạng gãi làm trầy xước da.

Các thuốc kháng virusnhư Acyclovir/ Zovirax phải được bắt đầu sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi phát ban, được khuyến cáo dùng cho những nhóm có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng và trong trường hợp nghi ngờ viêm phổi hoặc viêm não.

Không dùng Aspirin cho trẻ em vì nguy cơ mắc hội chứng Reyes.

Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu cho trẻ em giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và bệnh Zona.

Tổng quan bệnh Phỏng rạ

Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu do một loại virusmang tên Varicella Zoster virus (VZV) gây nên.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em mắc nhiều hơn người lớn và thường nhẹ hơn người lớn.

Bệnh rất dễ lây truyền: Khi một người mang virusthủy đậu nói, hắt hơi, sổ mũi hoặc ho...

thì các virusđó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài, người khác hít phải sẽ lây bệnh ngay.

Thông thường, từ lúc nhiễm virusđến lúc phát ra bệnh (được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh) là khoảng 2 - 3 tuần.

Bệnh lây lan như thế nào?

Bệnh truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm vào ban ngứa của người bệnh thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ li ti trong không khí từ miệng hay mũi của người bị nhiễm bắn ra khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi hoặc ho.Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc với quần áo hoặc ga trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Bệnh phát triển trong vòng 10 - 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh thuỷ đậu có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị thủy đậu có thể phải mất thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu đóng vảy.

Khoảng 90% những người chưa từng bị thuỷ đậu sẽ bị nếu tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân bệnh Phỏng rạ

Bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster virus ( V-Z virus), được tìm thấy trong dịch hầu họng và nước ở các bóng nước.

Người là ổ bệnh duy nhất, bệnh lây lan rất mạnh ở mức 90% cá thể bị nhiễm virus mà chưa có kháng thể sẽ mắc bệnh.

Phòng ngừa bệnh Phỏng rạ

1.

Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng:

Thời gian cách ly: Nghỉ học, nghỉ làm 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hay khi nốt thủy đậu đã bong vảy.

Người bệnh nên ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.

Thực hiện vệ sinh phòng ở của người bệnh (bàn ghế, tủ giường, đồ chơi…) hàng ngày bằng nước Javel hoặc dung dịch Cloramin B 2%, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang.

Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng.

Đặc biệt phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

2.

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu:

Vắc-xin thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virusthủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

Tất cả trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin thủy đậu có tác dụng lâu bền:Nếu đã được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì đại đa số (80 - 90%) có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1 - 2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vắc-xin thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày có thể tiêm phòng và vắc-xin có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó, giúp phòng ngừa thủy đậu.

Những ai cần được tiêm chủng?

Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi.

Người lớn chưa từng được tiêm ngừa thủy đậu.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ.

Những đối tượng nào không nên tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu?

Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

Những người dị ứng với thuốc Neomycine.

Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc Corticoid.

Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc đang bị sốt.

Điều trị bệnh Phỏng rạ

1.

Nguyên tắc:

Cách ly để đề phòng lây lan.

Không có thuốc đặc trị, nên điều trị triệu chứng giải độc.

Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm.

Thời gian cách ly tới khi ban hết mọc, vảy đã bong hết.

2.Điều trị cụ thể:

Khi trẻ sốt cao, cần cho uống thuốc hạ nhiệt: Paracetamol...

Uống thuốc an thần chống co giật: Gacdenal, Seduxen, Canxi bromua 3%...

Chống ngứa bằng các thuốc kháng Histamin như Dimedrol

Khi có bội nhiễm: Dùng kháng sinh thích hợp.

Cho các loại vitamin...

Đặc biệt chú ý tới công tác săn sóc:

Cho bệnh nhân nằm buồng thoáng, tránh gió lùa, đề phòng biến chứng.

Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, dung dịch axit Boric 1%.

Vệ sinh tai mũi họng.

Vệ sinh da: Giữ cho da khô sạch, không để cho trẻ gãi.

Các nốt loét phải chấm dung dịch Xanh Methylen hoặc thuốc tím 1/4000, mặc quần áo mềm sạch.

Đảm bảo ăn lỏng, ấm, đủ dinh dưỡng, đủ calo.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-phong-ra-1899.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Phỏng rạ