Thông tin bệnh Plague

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái P

Plague

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Plague

Thông tin bệnh Plague

Tổng quan Bệnh Dịch hạch cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Dịch hạch.

Tóm tắt bệnh Plague

Dịch hạch do trực khuẩn Yersina pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng.

Từ đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.

Triệu chứng

Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh).

Chẩn đoán

Thể thông thường điển hình: sốt cao, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu nặng, co giật.

Thể phổi: ho nặng, sủi bọt, đờm có máu, khó thở.

Thể nhiễm khuẩn huyết: đau bụng, các vấn đề đông máu, tiêu chảy, sốt, huyết áp thấp, buồn nôn, nôn mửa.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm: nuôi cấy phẩm máu, đờm, và/hoặc hạch bạch huyết.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp X-quang.

Tổng quan bệnh Plague

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế.

Bệnh do trực khuẩn Yersina pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng.

Từ đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.

Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét.

Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời gian khác trong năm kể cả trong mùa mưa.

Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh).

Thể hạch biểu hiện bằng phát bệnh đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu.

Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.

Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó, hạch mềm hóa mủ.

Thể hạch có thể tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát.

Nếu không được điều trị sớm và thích hợp, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với sốt cao 40-41 độ C, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường bệnh nhân chết trong vòng 3-5 ngày.

Thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi, thể viêm màng não thường là thứ phát.

Dịch hạch thể phổi rất nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn.

Bệnh nhân có dấu hiệu ở phổi cho đến ngày cuối cùng của bệnh, đờm loãng, có bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân bệnh Plague

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) thuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn gram âm.

Đề kháng: bị chết ở nhiệt độ 55 độ C trong vòng 30 phút, ở 100 độ C trong vòng 1 phút và bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.

Nguồn truyền bệnh

Ổ chứa: Là các loài gặm nhấm, chủ yếu là các loài chuột.

Tại Việt Nam, chủ yếu là các loài chuột sống trong và xung quanh khu dân cư.

Thời gian ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dịch hạch từ 1-7 ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày ở người đã được tiêm phòng.

Bệnh dịch hạch thể phổi tiên phát thường có thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn từ 1-4 ngày.

Phương thức lây truyền

Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan truyền theo các con đường sau:

Phổ biến nhất là qua trung gian bọ chét, đặc biệt là Xenopsylla cheopis: Bọ chét hút máu vật chủ, vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong tiền dạ dày (Proventriculus) của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hóa.

Bọ chét bị tắc nghẽn, khi chuyển sang đốt vật chủ mới thì vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và như vậy xảy ra sự lan truyền bệnh.

Lây lan trực tiếp từ người sang người qua bọ chét Pulex irritans, một loài bọ chét người được xem là quan trọng ở Nam Phi.

Lan truyền trực tiếp từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành không qua trung gian của bọ chét như:

Hít vào trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc ‘đối mặt’ với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch.

Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc không có tổn thương như tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh, nhân viên các phòng xét nghiệm về vi khuẩn dịch hạch, động vật nuôi trong nhà (thường gặp nhất là mèo) cắn hoặc cào.

Phòng ngừa bệnh Plague

Đảm bảo thực phẩm ăn, uống phải được che, đậy an toàn..., tránh để chuột, tiếp xúc.

Thường xuyên vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp vị trí cũng như cấu trúc nhà ở và kho tàng hợp lý tránh chuột chui rúc và làm tổ.

Thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét, phá huỷ nơi sinh sản của chuột.

Khi thấy nhiều chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất; không diệt chuột và bọ chét khi đang xảy ra dịch ở chuột và ở người.

Khi có các biểu hiện nghi dịch hạch ( sốt, nổi hạch…) phải đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và những vùng có nguy cơ phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để chủ động phòng chống bệnh dịch.

Phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta.

Điều trị bệnh Plague

Nguyên tắc điều trị

Tất cả bệnh nhân phải được vào viện điều trị, cách ly tại chỗ theo chế độ bệnh ‘tối nguy hiểm’ (Quarantine).

Điều trị diệt mầm bệnh.

Điều trị theo cơ chế bệnh sinh.

Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh

Streptomyxin là kháng sinh điều trị có hiệu quả.

Liều: 3g/ngày tiêm 0,5g/lần cách 4giờ (tổng liều 3g/ngày) 2 ngày.

Sau đó 0,5g cách 6h (tổng liều 2g/ngày) 7-10 ngày (thể hạch thông thường).

Nếu vi khuẩn kháng với Streptomyxin thì thay bằng Kanamyxin 1g/ngày.

Các kháng sinh khác có thể dùng thay thế khi bệnh nhân dị ứng với Streptomyxin:

Tetraxyclin: Liều 50mg/kg/ngày x 2-3 g/ngày, khi nhiệt độ giảm thì giảm liều còn 2g/ngày, điều trị 7-10 ngày.

Chloramphenicol: 50mg/kg/ngày, điều trị 7-10 ngày.

Bactrim: 0,48, điều trị 6-8 v/ngày.

Kháng sinh mới hiện nay có tác dụng tốt với dịch hạch.

Nhóm Cephalosporin thế hệ III: Ceftriaxon tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch 2-3g/24 giờhoặc nhóm Quinolon.

Với dịch hạch nặng (thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi) nên dùng phối hợp kháng sinh: Streptomyxin 2g/ngày + Tetraxyclin 2g/ngày hoặc Streptomyxin 2g/ngày + Tetraxyclin 2g/ngày + Chloramphenicol 2g/ngày.

Hiện nay thường dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III + nhóm Quinolon.

Điều trị triệu chứng

Truyền dịch, bù nước điện giải, chống toan huyết.

Trợ tim mạch.

Giảm đau, hạ sốt.

An thần.

Hồi sức tích cực tuỳ theo triệu chứng của bệnh nhân: Chống choáng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, xuất huyết...

Nâng sức đề kháng: Sinh tố, dinh dưỡng, chế độ ăn.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-plague-2011.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Plague