Thông tin bệnh PMS

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái P

PMS

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • PMS

Thông tin bệnh PMS

Tổng quan Bệnh Hội chứng tiền kinh nguyệt cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Hội chứng tiền kinh nguyệt.

Tóm tắt bệnh PMS

Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm nhiều triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra 1-2 tuần trước khi có hiện tượng hành kinh và mất đi sau đó.

Một nửa số phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt ở độ tuổi từ 25 đến 40.

Triệu chứng

Các triệu chứng xảy ra trong khoảng 14 ngày trước khi có hiện tượng hành kinh và cải thiện trong vòng 1-2 ngày sau khi bắt đầu thấy kinh.

Các triệu chứng bao gồm: dễ bị kích thích, thay đổi tính cách, tâm trạng, chán nản, lo lắng, đau đầu, sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay, đau lưng, đau hoặc nặng bụng, chướng bụng, đầy hơi, co thắt cơ, căng ngực, tăng cân, nổi mụn trứng cá, xuất hiện vết rộp da, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, vận động thiếu linh hoạt, thèm ăn, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng, đau bụng kinh.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Thực hiện đánh giá tâm thần để loại trừ các nguyên nhân khác.

Điều trị

Tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống (hạn chế dùng đường, caffeine và rượu) có thể giúp giảm các triệu chứng.

Thuốc chống viêm không steroid/NSAIDs (ibuprofen/Motrin hoặc Advil, naproxen/Naprosyn) được sử dụng để giảm đau.

Thuốc tránh thai có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Thuốc chống trầm cảm và/hoặc liệu pháp nhận thức - hành vi có thể được sử dụng.

Tổng quan bệnh PMS

Hội chứng tiền kinh bao gồm nhiều triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi liên quan đến chukỳ kinh nguyệt.

Điều này có nghĩa là những triệu chứng đó chỉ xảy ra 1-2 tuần trước khi có hiện tượng hành kinh và mất đi sau đó.

Hội chứng tiền kinh nguyệt tuy không nguy hiểm đến tính mạng chị em phụ nữ nhưng nếu không điều trị thì bệnh lý sẽ ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng như những hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân bệnh PMS

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng có một số yếu tố có thể góp phần gây nên tình trạng này:

Thay đổi tuần hoàn hormone.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng tiền kinh nguyệt xảy ra cùng với những biến động nội tiết tố và biến mất khi hành kinh, mang thai hoặc vào thời kỳ mãn kinh.

Sự thay đổi lượng serotonin, chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, có thể gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Thiếu hụt serotonin có thể gây ra hiện tượng trầm cảm, mệt mỏi, thèm ăn và khó ngủ.

Phòng ngừa bệnh PMS

Bổ sung canxi

Canxi rất quan trọng đối với phụ nữ, giúp phòng ngừa loãng xương và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần hàng ngày sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng PMS.

1000-1200mg canxi mỗi ngày có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng PMS như chuột rút, thay đổi tâm trạng...

Duy trì chế độ ăn lành mạnh

Thói quen ăn uống lành mạnh có tác động lớn đến chức năng và các hormone trong cơ thể.

Ăn nhiều trái cây tươi, nước ép, rau xanh, chất xơ, ngũ cốc nguyên cám và carbohydrate phức hợp sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng PMS.

Ngoài ra, bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, caffein, đường tinh luyện và muối.

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin B có tác dụng kiểm soát các triệu chứng PMS như thay đổi tâm trạng, trầm cảm và cáu gắt.

Vì vậy, hãy tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B trong chế độ ăn như các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên cám, chuối, ức gà...

Không bỏ bữa

Tình trạng chướng bụng và khó chịu có thể khiến bạn bỏ bữa, tuy nhiên việc này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng PMS.

Ngoài ra, nếu bạn bỏ bữa, nồng độ đường huyết sẽ giảm khiến bạn dễ bị đau đầu và mệt mỏi.

Vì vậy hãy ăn uống đúng bữa để không phải đối mặt thêm với các vấn đề khác.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn không chỉ duy trì vóc dáng mà còn giúp bạn khỏe mạnh.

Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng PMS.giúp bạn kiểm soát tình trạng lo âu, kích thích và thay đổi tâm trạng xảy ra trước khi tới ngày “đèn đỏ”.

Điều trị bệnh PMS

Trong đa số trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp bạn giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Với những trường hợp nặng hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể kê một hoặc nhiều loại thuốc.

Tác dụng của các loại thuốc là không giống nhau đối với từng trường hợp.

Thuốc thường được kê cho hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm:

Thuốc chống trầm cảm.

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) - trong đó bao gồm fluoxetine (Prozac, Sarafem), paroxetin (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft) và một số thuốc khác có tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng về tâm trạng.

SSRIs là dòng đầu tiên điều trị chứng tiền kinh nguyệt nặng.

Những loại thuốc này thường được uống hàng ngày.

Đối với một số phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm có thể được giới hạn trong hai tuần trước khi bắt đầu thấy kinh.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

Uống trước hoặc khi bắt đầu kỳ kinh, các thuốc NSAIDs như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve, Naprosyn) có thể giúp giảm triệu chứng chuột rút và đau vú.

Thuốc lợi tiểu: Giúp cơ thể loại bỏ lượng nước dư thừa thông qua thận.

Spironolactone (Aldactone) là một loại thuốc lợi tiểu làm giảm bớt một số triệu chứng của tiền kinh nguyệt.

Thuốc tránh thai nội tiết: Có tác dụng ngăn rụng trứng đồng thời làm giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-pms-1978.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh PMS