Thông tin bệnh Rách võng mạc

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái R

Rách võng mạc

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Rách võng mạc

Thông tin bệnh Rách võng mạc

Tổng quan Bệnh Bong võng mạc cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Bong võng mạc.

Tóm tắt bệnh Rách võng mạc

Là hiện tượng võng mạc bị bong ra khỏi thành nhãn cầu, khiến các tế bào võng mạc bị mất nguồn cung cấp máu.

Nếu không điều trị sớm, bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực một phần hay toàn phần.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này bao gồm: chấn thương, bệnh tiểu đường, viêm mắt và đục thủy tinh thể.

Bong võng mạc phổ biến hơn ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, những người có tiền sử gia đình bị bệnh, cận thị nặng.

Triệu chứng

Nhìn thấy các đốm sáng nhấp nháy, mất thị giác, nhìn mờ đột ngột.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể, soi đáy mắt.

Điều trị

Điều trị trong vòng 24-48 giờ đầu tiên khi xuất hiện triệu chứng.

Các phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng chùm ánh sáng laser hoặc đông lạnh (Cryopexy) để gắn lại võng mạc đến vị trí thích hợp trong các phần sau của mắt.

Phẫu thuật bao gồm: Retinopexy khí nén, thắt củng mạc, cắt dịch kính.

Tổng quan bệnh Rách võng mạc

Võng mạc là lớp sợi thần kinh nhạy cảm với ánh sáng, bao phủ thành trong của mắt, giống như tờ giấy dán tường trong phòng.

Chức năng của nó giống như phim trong máy ảnh.

Ánh sáng từ bên ngoài đi vào mắt sẽ tập trung trên võng mạc, các dây thần kinh sẽ tiếp nhận những hình ảnh này và truyền vào não.

Nhờ đó ta có thể nhìn thấy sự vật.

Khi võng mạc bị bật ra khỏi vị trí bình thường ta gọi là 'bong võng mạc'.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây mù vĩnh viễn.

Bong võng mạc được xem là một cấp cứu trong y tế.

Khi võng mạc bong mắt sẽ không nhìn thấy gì.

Phân loại:

Bong võng mạc có vết rách: Là trường hợp khi võng mạc bị co kéo dẫn đến lỗ thủng, dịch từ trong mắt chảy qua lỗ thủng đến phía sau võng mạc làm cho võng mạc bong ra khỏi thành nhãn cầu.

Bong võng mạc không có vết rách: Là bệnh bong võng mạc do sự tăng sinh của các tổ chức sợi, mạch máu dưới võng mạc do đái tháo đường, viêm màng bồ đào, viêm mạch máu võng mạc… làm cho võng mạc bị đẩy bong ra.

Hiện tượng này còn có thể do dịch kính dưới võng mạc rỉ ra từ khối u, viêm võng mạc cấp tính gây ra.

Nguyên nhân bệnh Rách võng mạc

Bệnh bong võng mạc là một bệnh mắt trầm trọng, có tỷ lệ trong 10.000 người thì có một người mắc bệnh.

Bệnh bong võng mạc do hậu quả của những lỗ rách ở võng mạc nên thường phát sinh ở những người có võng mạc mỏng dễ bị lỗ rách võng mạc như tuổi ngoài 40, người bị cận thị nặng, người ở gia đình có tiền sử bị võng mạc khác thường, hoặc những người đã qua phẫu thuật mắt.

Nhãn cầu bị chấn thương cũng có thể gây nên bong võng mạc.

Bệnh cận thị nặng hoặc cao tuổi thường bị thoái hóa pha lê thể, khi này pha lê thể vốn chứa đầy bên trong mắt bị hóa lỏng bắt đầu teo lại.

Việc teo lại này nói chung không gây tổn thương cho mắt nhưng thỉnh thoảng pha lê thể bám rất chắc vào võng mạc nên kéo võng mạc ra có thể làm rách võng mạc.

Mặc khác người cận thị nặng thì võng mạc mỏng hơn bình thường nên dễ bị rách do lực kéo của pha lê thể.

Phòng ngừa bệnh Rách võng mạc

Khi có triệu chứng ruồi bay hoặc có chớp sáng nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám ngay.

Bệnh nhân bị cận thị nên khám mắt định kỳ 6 tháng một lần.

Khi một mắt đã bị BVM thì phải kiểm tra mắt còn lại ngay để phát hiện sớm những tổn thương mới và dùng tia Laser để điều trị.

Điều trị bệnh Rách võng mạc

1.Nếu võng mạc chỉ mới bị rách, bệnh có thể điều trị dễ dàng, không gây đau đớn, bệnh nhân cũng không cần nhập viện.

Bác sĩ sẽ dùng máy laser bắn xung quanh lỗ rách làm chúng dính lại, hoặc sử dụng phương pháp áp lạnhcũng có tác dụng tương tự).

Sau khi điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ giảm.

2.

Phương pháp laser quang đông võng mạc

3.Điều trị bong võng mạc có vết rách.

4.

Điều trị võng mạc đã bị bong

Việc phẫu thuật là cần thiết.

Tùy theo thời gian mắc bệnh, vị trí và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định chọn một trong ba phương pháp phẫu thuật dưới đây:

Dán võng mạc bằng khí: Đây là phương pháp đơn giản, không gây đau, bệnh nhân không cần nhập viện và nhanh phục hồi thị lực.

Bác sĩ gây tê tại chỗ rồi bơm vào trong mắt một bóng khí.

Bóng khí này sẽ tăng dần thể tích, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt.

Sau đó, bác sĩ chiếu laser hoặc áp lạnh xung quanh lỗ rách.

Bóng khí sẽ biến mất sau 1-2 tuần.

Dán củng mạc: Bệnh nhân phải nhập viện.

Bác sĩ dùng một miếng silicon đặt ở bên ngoài thành mắt, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt; sau đó chiếu laser và áp lạnh để dán võng mạc.

Thị lực của bệnh nhân sẽ phục hồi trong vài ngày đến vài tuần sau mổ (chậm nhất là 6 tháng).

Cắt pha lê thể: Được áp dụng khi hai phương pháp trên thất bại hoặc trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần nhập viện.

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt để cắt tất cả các mô xơ trong võng mạc, sau đó dán võng mạc lại.

Sau mổ, mắt sẽ được bơm đầy một chất khí hoặc chất dầu silicon.

Thị lực bình phục chậm hơn hai phương pháp trên.

Phẫu thuật lần 2

Tùy theo tình trạng phát triển của bệnh và tuổi của bệnh nhân… tỷ lệ phẫu thuật thành công cũng khác nhau, không thể đảm bảo phẫu thuật thành công hoàn toàn được.

Nếu trong lần mổ thứ 1 không đạt kết quả mong muốn thì tiến hành mổ lần thứ 2, có trường hợp cần thiết phải mổ nhiều lần.

Nhưng số lần mổ càng nhiều thì tỉ lệ thành công hoặc mức độ phục hồi của thị lực càng tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-rach-vong-mac-2188.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Rách võng mạc