Thông tin bệnh Rám da

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái R

Rám da

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Rám da
  • Sạm da khu trú ở mặt

Thông tin bệnh Rám da

Tổng quan Bệnh Rám má cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Rám má.

Tóm tắt bệnh Rám da

Rám má là một bệnh của da với biểu hiện tăng sắc tố, thường xuất hiện ở mặt, nhất là hai bên gò má, bệnh có ở cả hai giới nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn.Bệnh tuy lành tính, không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mĩ của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ.

Triệu chứng

Trên má xuất hiện các vết tăng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen, màu sắc có thể không đồng đều, vết nám nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau, thường khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh miệng.

Đôi khi tổn thương còn xuất hiện ở cánh tay trên.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Làm sinh thiết da hoặc dùng đèn cực tím soi trực tiếp lên da trong phòng tối…

Điều trị

Điều trị nguyên nhân, kết hợp với phòng tái phát bằng thuốc bôi và thuốc uống.

Điều trị nội khoa kết hợp với Laser hay các nghiệm pháp ứng dụng công nghệ cao như tế bào gốc…

Tổng quan bệnh Rám da

Rám má là một bệnh da với biểu hiện tăng sắc tố, thường xuất hiện ở mặt nhất là hai bên gò má, bệnh có ở cả hai giới, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn, bệnh tuy lành tính, không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tính sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh đặc biệt là phụ nữ.

Nguyên nhân bệnh Rám da

Rám má là bệnh da do rối loạn chuyển hóa sắc tố Melanin ở da, đặc biệt là ở số lượng tế bào của thượng bì.

Ở những người bị bệnh rám má, số lượng tế bào sắc tố hoàn toàn bình thường, nhưng do rối loạn nội tiết tố đặc biệt là Estrogen làm cho tế bào sắc tố tăng cường sản xuất ra sắc tố Melanin và các sắc tố này được tăng cường vận chuyển sang các tế bào thượng bì vì vậy làm tăng sắc tố của da.

Bên cạnh đó, các đại thực bào cũng di chuyển lên thượng bì và thực bào các sắc tố sau đó di chuyển và khu trú ở trong, thậm chí cả dưới hạ bì.

Chính vì thế, trên lâm sàng vừa có rám má khu trú ở trung bì vừa có rám má khu trú ở cả trung bì và thượng bì hay còn gọi là rám má hỗn hợp.

Người ta cũng cho rằng rám má là một bệnh da tăng sắc tố có nguyên nhân là do nội tiết.

Do vậy bất kể nguyên nhân nào ảnh hưởng tới nội tiết của cơ thể đều có thể làm phát sinh rám má, đặc biệt các nội tiết tố sinh dục như: Androgen, Estrogen, Progesteron,… Ngoài ra, một số loại Hoóc-môn khác cũng có thể làm phát sinh bệnh như Hoóc-môn tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên…

Phòng ngừa bệnh Rám da

Để tránh bệnh tái phát cần bảo vệ bằng đội mũ rộng vành, đeo kính, áo dài khi ra nắng.

Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút.

Không sử dụng thuốc tránh thai.

Điều trị các ổ viêm nhiễm.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe phát hiện các rối loạn nội tiết trong cơ thể để chỉnh kịp thời.

Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, bia rượu nhiều, không hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, các chất tẩy rửa ở mặt.

Điều trị bệnh Rám da

Điều trị nguyên nhân nếu có thể, kết hợp với phòng tái phát và bằng thuốc bôi và thuốc uống.

Điều trị nội khoa kết hợp với Laser hay các nghiệm pháp ứng dụng công nghệ cao như tế bào gốc…

Điều trị tại chỗ bị rám

Cơ chế bôi đơn thuần bằng các thuốc giảm sắc tố da hay kết hợp với vitamin A,axít, kem chống nắng hay mỡ Corticoid.

Trường hợp nhẹ chỉ cần bôi thuốc giảm sắc da đơn thuần vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 lần.

Trường hợp trung bình, nặng: Ta nên phối hợp 1 hoặc 2 loại thuốc có thể là thuốc giảm sắc tố da với kem chống nắng hoặc vitamin A,axít hay mỡ Corticoid.

Chú ý: Bôi kem chống nắng phải bôi 30 phút trước khi ra nắng, kể cả hôm trời râm, bôi mỡ Corticoid chỉ dùng không quá 10 ngày.Nếu có tác dụng phụ ngừng ngay thuốc để điều chỉnh phác đồ.Không dùng thuốc bôi cho các trường hợp rám má ở trung bì.

Rám má thể rất nặng: Ta có thể kết hợp bôi thuốc với sử dụng phương pháp khác như chiếu tia Laser hồng ngọc hay liệu pháp ứng dụng công nghệ tế bào gốc…

Điều trị toàn thân

Cho một loại kháng sinh phổ rộng.

Uống vitamin nhóm B liều cao kéo dài 20 ngày đến 1 tháng.

Vitamin C, L cystein… hỗ trợ.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-ram-da-2132.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Rám da