Thông tin bệnh Sảy thai

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái S

Sảy thai

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Sẩy thai

Thông tin bệnh Sảy thai

Tổng quan Bệnh Sảy thai cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Sảy thai.

Tóm tắt bệnh Sảy thai

Sảy thai xảy ra khi thai kỳ bị chấm dứt mà không có nguyên nhân rõ ràng trước khi thai có thể sinh ra và có khả năng sống được, thường thì tương đương với thai ở tuần thứ 20 đến tuần thứ 22.

Tuổi thai này được tính từ ngày đầu tiên của lần có kinh cuối cùng.

Sảy thai là một biến chứng thường gặp khi mang thai.

Nó xảy ra ở khoảng 20% thai phụ.

Triệu chứng

Chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, đau lưng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Các xét nghiệm bổ sung bao gồm: xét nghiệm máu nồng độ hCG để xác nhận mang thai, ước tính tuổi của thai kỳ, và xét nghiệm nhóm máu với yếu tố Rh.

Siêu âm vùng chậu thường sẽ được thực hiện để xác định sự sống của thai nhi.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG và yếu tố Rh, siêu âm.

Điều trị

Nếu siêu âm cho thấy thai vẫn còn hiện diện trong tử cung, thủ thuật nạo thai được gọi là DC (Dilation and Curettage) có thể được thực hiện.

Nếu máu của bạn không có yếu tố Rh (rất hiếm gặp ở người Việt Nam), bạn sẽ được dùng thuốc (RhoGAM) để phòng ngừa khả năng tác động đến nhóm máu của thai nhi (có thể xảy ra khi nhóm máu của con có yếu tố Rh).

Tổng quan bệnh Sảy thai

Dọa sảy thai là hiện tượng chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Trong dọa sảy thai, chảy máu và đau thường nhẹ và cổ tử cung đóng.

Bác sĩ có thể xác định được cổ tử cung có mở hay không bằng cách khám âm đạo.

Thường thì không có mẫu mô nào đi ra từ tử cung.

Tử cung và vòi trứng có thể mềm.

Sảy thai khó tránh là chảy máu âm đạo kèm với cổ tử cung mở.

Thường sẽ chảy máu nặng nề hơn, sản phụ cũng hay bị đau bụng và chuột rút.

Sảy thai không trọn là tống xuất một phần, nhưng không phải tất cả, các sản phẩm của sự thụ tinh ra ngoài trước khi thai được 20 tuần tuổi.

Trong sảy thai không trọn, sản phụ sẽ bị chảy máu nhiều hơn và hầu như luôn bị đau bụng.

Cổ tử cung mở và thai đang được tống ra ngoài.

Siêu âm có thể cho thấy những thành phần còn sót lại trong tử cung.

Sảy thai hoàn toàn có nghĩa là khi cơ thể tống xuất hoàn toàn các sản phẩm của sự thụ tinh ra khỏi tử cung gồm thai và mô nhau.

Chảy máu, đau bụng và có mẫu mô được tống ra ngoài âm đạo đều xảy ra nhưng chảu máu và đau thường sẽ chấm dứt.

Khi bạn thấy thai trong máu chảy ra từ âm đạo có nghĩa là bạn đã bị sảy thai.

Siêu âm cho thấy hình ảnh tử cung trống rỗng.

Sảy thai xảy ra khi thai kỳ bị chấm dứt mà không có nguyên nhân rõ ràng trước khi thai có thể sinh ra và có khả năng sống được, thường thì tương đương với thai ở tuần thứ 20 đến tuần thứ 22.

Tuổi thai này được tính từ ngày đầu tiên của lần có kinh cuối cùng.

Sảy thai là một biến chứng thường gặp khi mang thai.

Nó xảy ra ở khoảng 20% thai phụ.

Nguyên nhân bệnh Sảy thai

Bất thường nhiễm sắc thể:

Nguyên nhân thường gặp nhất của sảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ là bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tạo keo (Lupus), đái tháo đường, khiếm khuyết pha hoàng thể, nhiễm trùng, và bất thường tử cung bẩm sinh… Nhiễm sắc thể là thành phần của mỗi tế bào trong cơ thể, nó chứa chất liệu di truyền qui định màu tóc, màu mắt, và toàn bộ dáng vẻ bề ngoài và bản chất.

Những nhiễm sắc thể này tự nhân đôi và phân chia nhiều lần trong quá trình phát triển và có một số điểm có thể xảy ra trục trặc trong quá trình này.

Bất thường nhiễm sắc thể chiếm đa số ở những cặp vợ chồng bị sảy thai nhiều lần.

Đặc tính di truyền có thể sàng lọc bằng xét nghiệm máu trước khi mang thai lần nữa.

Phân nửa mô thai nhi ở những bào thai sảy trong 3 tháng đầu chứa nhiễm sắc thể bất thường.

Tỉ lệ này giảm còn 20% đối với sảy thai 3 tháng giữa.

Nói dễ hiểu, bất thường nhiễm sắc thể thường gặp ở sảy thai 3 tháng đầu thai kỳ hơn là 3 tháng giữa.

Sảy thai 3 tháng đầu rất thường gặp, nên chỉ khi sảy thai lặp lại nhiều lần thì nguyên nhân bất thường nhiễm sắc thể mới được xem xét.Ngược lại, sảy thai 3 tháng giữa thì không thường gặp, vì vậy có thể tiến hành đánh giá ngay sau khi bị lần đầu.

Điều đó cho thấy rõ là nguyên nhân gây sảy thai khác nhau giữa các 3 giai đoạn của thai kỳ.

Bệnh tạo keo:

Bệnh tạo keo là chứng bệnh mà hệ miễn dịch của người đó chống lại các cơ quan của chính họ.

Những bệnh này có khả năng rất nặng, trong thời gian mang thai hay giữa những lần mang thai.

Về bệnh này, thai phụ tạo ra kháng thể kháng lại các mô của cơ thể.

Ví dụ những bệnh tạo keo là lupus ban đỏ toàn thân và hội chứng kháng thể kháng Phospholipid.

Đái tháo đường:

Đái tháo đường có thể được kiểm soát tốt trong suốt thai kỳ, nếu thai phụ và bác sĩ làm việc chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, nếu bệnh đái tháo đường không kiểm soát được, không chỉ có nguy cơ sảy thai cao mà trẻ có thể có khuyết tật nặng.

Nhiều vấn đề khác có thể xảy ra trong thời gian mang thai.

Kiểm soát đường trong máu tốt trong thai kỳ là điều rất quan trọng.

Khiếm khuyết pha hoàng thể:

Khiếm khuyết pha hoàng thể là yếu tố có thể gây sảy thai do sự thiếu hụt một lượng hormone Progesterone trong chu kì kinh nguyệt.

Sự thiếu hụt Progesterone có thể làm lớp tế bào bên trong tử cung (nội mạc tử cung) không có khả năng giữ thai, vì Progesterone có vai trò quan trọng duy trì thai cho đến tuần thứ 10.

Khiếm khuyết pha hoàng thể chưa được hiểu rõ lắm.

Sự hiểu biết về nguyên nhân này góp phần nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị.

Thỉnh thoảng thuốc được chỉ định để bù lại sự thiếu hụt Progesterone.

Điều đặc biệt là có hay không hay khiếm khuyết pha hoàng thể như thế nào góp phần gây sảy thai tự nhiên thì cần được xác định và hiệu quả của điều trị đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Nhiễm trùng tử cung:

Nhiễm trùng tử cung do vi khuẩn hay siêu vi kết hợp gây sảy thai.

Tuy nhiên, có điều chú ý là cùng nhiễm trùng giống nhau được tìm thấy lúc sảy thai cũng thấy ở thai kỳ bình thường và sinh được.

Thực tế, vài loại vi khuẩn như Mycoplasma, nhiều nhà chuyên môn xem nó là vi khuẩn thường trú ở âm đạo.

Vì vậy, vai trò chính xác của nhiễm trùng trong sảy thai là không chắc chắn.

Đôi khi, kháng sinh cần được sử dụng, đặc biệt những thai phụ bị sảy thai nhiều lần, nếu kết quả cấy dịch âm đạo có Mycoplasma.

Bất thường cấu trúc tử cung:

Bất thường cấu trúc tử cung cũng là nguyên nhân sảy thai.

Vài phụ nữ có bất thường tử cung như tử cung có vách ngăn.

Những phần mô này rất ít máu nuôi, và đây không phải là vị trí tốt để nhau gắn vào và phát triển.

Do đó, nếu phôi làm tổ ở đó sẽ tăng nguy cơ sảy thai.Phụ nữ có tử cung dị dạng thường cần thực hiện thêm những kiểm tra như chụp X-quang tử cung vòi trứng hay soi ổ bụng với soi tử cung.

Phẫu thuật sửa chữa có hi vọng mang thai tốt.

Những bất thường khác:

Những bất thường khác có thể là do u lành tính trong tử cung gọi là u xơ tử cung.

Các u xơ này phát triển lành tính từ những tế bào cơ tử cung.

Trong khi hầu hết các u xơ không gây sảy thai (thật ra, hiếm khi u xơ là nguyên nhân gây vô sinh), đôi khi có thể gây trở ngại cho việc làm tổ và cung cấp máu nuôi cho phôi và có thể xem là nguyên nhân sảy thai.

Phòng ngừa bệnh Sảy thai

Không có cách nào có thể dự báo trước hoặc phòng ngừa sảy thai.

Tuy nhiên, những phương pháp sau có thể làm giảm nguy cơ sảy thai.

Khám thai định kỳ và tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

Tránh những đồ uống có cồn, nicotin và những thuốc gây nghiện khác, đặc biệt là cocain trong thời gian mang thai.

Tránh hoặc không uống cafe.

Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết nếu bạn có bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Phát hiện và điều trị tốt những bệnh nhiễm trùng và nhiễm siêu vi.

Hơn một nửa số thai phụ bị xuất huyết âm đạo trong 12 tuần đầu của thai kỳ ngừng chảy máu và có một thai kỳ hoàn toàn bình thường.

Số khác bị chảy máu và chuột rút nhiều hơn và cuối cùng bị sảy thai.

Mặc dù về mặt cảm xúc có thể sẽ bị rối loạn, nhưng hầu hết các sản phụ đều có thể duy trì được thể chất bình thường.

Điều trị bệnh Sảy thai

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sảy thai, rất khó để có thể giữ thai lại được.

Nếu bạn đang bị sảy thai và bác sĩ không nghĩ rằng thai còn sống, bạn sẽ được chuyển đến bác sĩ sản để được khuyên chấm dứt thai kỳ.

Một thủ thuật nạo thai được gọi là DC (Dilation and Curettage) sẽ được thực hiện hoặc bạn sẽ được tiếp tục theo dõi để tiến trình hủy thai xảy ra một cách tự nhiên.

Nếu bị nhiễm trùng tiểu, bạn sẽ được dùng kháng sinh an toàn cho thai kỳ.

Trong một số trường hợp, nhóm máu của bạn và thai nhi không hợp nhau.

Nếu máu của bạn không có yếu tố Rh (rất hiếm gặp ở người Việt Nam), bạn sẽ được dùng thuốc (RhoGAM) để phòng ngừa khả năng tác động đến nhóm máu của thai nhi (có thể xảy ra khi nhóm máu của con có yếu tố Rh).

Bạn sẽ được tư vấn và đưa những phương tiện hoặc hướng dẫn suy nghĩ đến khả năng sảy thai.

Nếu cổ tử cung của bạn đóng, nếu bạn không ra máu quá nhiều, những kết quả xét nghiệm của bạn không có gì bất thường và siêu âm không cho thấy bạn bị thai ngoài tử cung, bạn có thể về nhà và làm theo những hướng dẫn sau:

Nghỉ ngơi hoàn toàn.

Tránh thụt rửa âm đạo và không quan hệ tình dục.

Quan sát các chất tiết ra ở âm đạo có màu trắng hay xám.

Đây có thể là các sản phẩm của quá trình thụ tinh.

Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu bị chảy máu hoặc đau nhiều hơn hoặc nếu bị sốt, mệt hoặc chóng mặt nhiều hơn.

Bạn nên tái khám sau 48 giờ.

Khi nhập viện bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Tùy theo dạng sảy thai, bạn sẽ được thực hiện những phương pháp điều trị khác nhau.

Nhưng bạn sẽ được sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng và nạo làm sạch buồng tử cung tránh để sót các thành phần của thai.

Chăm sóc tại nhà:

Nếu bạn không chắc mình có thai hay không, những test nhanh tại nhà có thể khẳng định hoặc loại trừ có thai trong hầu hết các trường hợp.

Nếu test cho kết quả âm tính, hãy trao đổi với bác sĩ về triệu chứng ra máu và quặn bụng của mình.

Nếu test cho kết quả dương tính và bạn bị ra máu âm đạo hoặc quặn bụng, bạn nên đến bệnh viện ngay.

Nghỉ ngơi hoàn toàn và tránh quan hệ tình dục.

Bạn có thể sử dụng Actaminophen trong thời gian mang thai, nhưng KHÔNG ĐƯỢC DÙNG Aspirin, Inbuprofen (Motrin hoặc Advil) hoặc Naproxen (Aleve) nếu bạn đang mang thai.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-say-thai-2239.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Sảy thai