Thông tin bệnh Sởi

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái S

Sởi

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Measles
  • Rubeola

Thông tin bệnh Sởi

Tổng quan Bệnh Sởi cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Sởi.

Tóm tắt bệnh Sởi

Sởi là một bệnh virus rất dễ lây lan.

Sởi gây ra sốt, ho, viêm kết mạc, và phát ban.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi...

của người bệnh.

Các triệu chứng thường bắt đầu từ 7 - 14 ngày sau khi tiếp xúc.

Bệnh sởi có thể gây chết người.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt cao (38 độ C), tiếp theo là ho khan, nghẹt mũi (sổ mũi) và viêm kết mạc.

Chẩn đoán

Các triệu chứng khác bao gồm đau họng, đau cơ bắp, các đốm trắng nhỏ bên trong miệng, sợ ánh sáng và phát ban.

Ban đỏ bắt đầu phát trên mặt lan tràn đến thân, tay và chân.

Điều trị

Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm nghiệm bổ sung có thể bao gồm: nuôi cấy virus (hiếm khi cần thực hiện) và xét nghiệm huyết thanh.

Tổng quan bệnh Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới 94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Tác nhân gây bệnh sởi là một ARN virusthuộc họ Paramyxoviridae, chi Mobillivirus.

Người là nguồn bệnh chủ yếu nhưng có thể gặp ở khỉ.

Không có trung gian truyền bệnh, chỉ có 1 tuýphuyết thanh và có thể phòng bệnh hiệu quả bằng vắc-xin.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi...

của người bệnh, khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi làm văng các hạt nước li ti có chứa virusphát tán ra môi trường, người lành khi hít phải có thể bị lây bệnh.

Virussởi có thể tồn tại ngoài môi trường trong hơn 1 giờ.

Nguyên nhân bệnh Sởi

Bệnh sởi do virussởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên.

Đây là loại viruscó sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời… Virussởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn

Phòng ngừa bệnh Sởi

Tiêm phòng sởi là biện pháp chủ động để ngừa bệnh sởi.

Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc-xin sởi dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin phối hợp (sởi-Rubella hoặc sởi-quai bị-Rubella).

Hầu hết các vắc-xin được trình bày dưới dạng vắc-xin đông khô đi kèm với dung môi.

Hiện nay, vắc-xin dạng xịt đang được nghiên cứu trên thế giới.

Các loại vắc-xin được sản xuất từ các chủng vắc-xin khác nhau, tuy nhiên đều thuộc tuýpsinh học A.

Sau khi tiêm, vắc-xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm virussởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và Interferon.

Cũng như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc-xin, loại vắc-xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

Đối với tiêm vắc-xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:

Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm vắc-xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc-xin sởi là 1 tháng.

Điều trị bệnh Sởi

Nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong giai đoạn sợ ánh sáng, nên cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Nếu trẻ sốt cao, dùng Acetaminophene 15 mg/kg/lần, ngày 4 lần và cho uống nhiều nước.

Kết hợp với các biện pháp như: lau mát tích cực.

Vitamin A cho trẻ 1 tuổi: 100.000 đơn vị; trẻ 1 tuổi: 200.000 đơn vị.

Điều trị các biến chứng:

Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn.

Hạn chế truyền dịch nếu bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim.

Trường hợp viêm não màng não cấp tính: Tích cực điều trị hỗ trợ duy trì chức năng sống.

Chống co giật: Phenobarbital 10 - 20 mg/kg pha trong Glucose 5%, truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút.

Lặp lại 8 - 12 giờ nếu cần.

Có thể dùng Diazepam đối với người lớn 10 mg/lần, tiêm tĩnh mạch.

Chống phù não: Nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng (nếu không có tụt huyết áp); thở ôxy qua mũi 1 - 4 lít/phút, có thể thở ôxy qua mask hoặc thở CPAP nếu bệnh nhân còn tự thở được.

Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi điểm Glasgow 12 điểm hoặc SpO2 92% hay PaCO2 50mmHg.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-soi-2367.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Sởi