Thông tin bệnh Sỏi mật

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái S

Sỏi mật

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Sỏi Cholesterol
  • Sỏi sắc tố mật

Thông tin bệnh Sỏi mật

Tổng quan Bệnh Sỏi mật cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Sỏi mật.

Tóm tắt bệnh Sỏi mật

Sỏi mật là tình trạng xuất hiện của viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật.

Sỏi mật được tìm thấy nhiều nhất trong túi mật, nhưng cũng có thể được tìm thấy trong các ống dẫn mật của gan.

Mặc dù cả hai giới đều có thể có sỏi thận, phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn với 20% những người trên 40 tuổi có sỏi mật.

Triệu chứng

Đau bụng (bụng trên bên phải).

Nôn mửa.

Sốt.

Vàng da.

Vàng mắt.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Siêu âm bụng là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán.

Sỏi mật cũng có thể được nhìn thấy bằng chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Các xét nghiệm cũng được thực hiện để xác định chấn thương gan hoặc tụy.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm, xét nghiệm Lipase huyết thanh.

Điều trị

Không cần điều trị nếu sỏi mật không gây ra triệu chứng.

Nếu sỏi gây đau hoặc các vấn đề ở gan hoặc tụy, cần phẫu thuật mổ lấy sỏi hoặc cắt túi mật.

Tổng quan bệnh Sỏi mật

Sỏi mật: Là tình trạng xuất hiện của viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật.

Đây là một bệnh về đường tiêu hóa.

Sỏi có 2 loại là sỏi Cholesterol hoặc sỏisắc tố mật:

Sỏi Cholesterol: Khi nồng độ Cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác nó làm kết tinh các tinh thể Cholesterol lại tạo thành sỏi.

Sỏi Cholesterol có nguyên nhân do tuổi tác, do ăn nhiều thức ăn có hàm lượng Cholesterol cao, nhiều chất béo động vật, do sinh đẻ nhiều, do biến chứng từ một số bệnh của hệ tiêu hóa như bệnh Crohn, cắt hồi tràng, do dùng nhiều một số dược phẩm.

Sỏi Cholesterol thường đơn độc, không cản tia X và có màu nhạt.

Sỏi sắc tố mật: Có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành khi Bilirubinate tăng, do nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật.

Nguyên nhân bệnh Sỏi mật

Bệnh viêm túi mật mãn tính.

Ứ đọng mật.

Táo bón tạo điều kiện cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.

Ứ đọng dịch mật, mật nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng, xơ gan, bệnh tán huyết.

Phòng ngừa bệnh Sỏi mật

Để phòng ngừa bệnh sỏi mật, vấn đề chủ yếu là xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể và trên hết là thực hiện chế độ ăn khoa học như:

Giảm mỡ: Nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng Cholesterol tạo sỏi.

Nếu Cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật.

Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi là Cholesterol này.

Ăn bao nhiêu Cholesterol là đủ, đến nay chưa có câu trả lời chính xác và chưa có một ước lượng quy chuẩn nào nhưng chỉ khuyến cáo là không nên lạm dụng những loại thực phẩm này.

Các thực phẩm giàu Cholesterol gồm lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật như tim, gan, óc...

Tăng đạm: Để gia tăng sự tái tạo của các tế bào gan đã bị tổn thương nhằm chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

Ăn thức ăn giàu đường bột và chất xơ: Đường bột là loại thức ăn rất dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến sự bài tiết mật còn chất xơ có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tránh táo bón.

Dùng thực phẩm giàu vitamin C và nhóm B bằng việc đưa vào khẩu phần ăn các loại rau và hoa quả tươi, đây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể.

Thức ăn không nên dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật.

Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.

Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ; các loại thịt cá nạc nhưnạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép; các loại đậu đỗ(đậu tương, đậu xanh, đậu đen).

Ngoài ra, có một số thức ăn lợi mật nhưnghệ, lá chanh, có thể dùng được.

Bên cạnh đó, để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu nhưbơ, dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.

Cần tăng thêm vận động thể lực: Vì khi vận động sẽ làm tăng hoạt động cơ, làm tăng nhu động mật, làm giảm sự ứ trệ.

Nó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ sỏi mật.

Các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm, tập dưỡng sinh là những môn thể thao tốt với mọi lứa tuổi.

Nếu có thể, buổi sáng bạn vận động 30 phút, buổi chiều vận động 30 phút.

Ngoài ra, phải đảm bảo ăn 3 bữa mỗi ngày, không nên nhịn ăn sáng, có như thế thì mật sẽ được tiết ra liên tục và không thể lắng đọng tạo sỏi.

Điều trị bệnh Sỏi mật

1.

Điều trị nội khoa:

Gồm các thuốc: Giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng

Thuốc giảm đau: Nguyên nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật.

Điều trị giảm đau bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn với cơ chế có vài điểm khác nhau:

Các thuốc giảm đau có tác dụng hướng cơ: có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do chất trung gian hoá học Acetylcholin (kháng Cholinergic), nên có tác dụng giảm đau như Alverin, Atropin.

Papaverin chống co thắt cơ trơn theo hai cơ chế: ức chế Phosphoryl hoá (do ôxy hoá) và cản trởco cơ do calci (chẹn calci), tác dụng trực tiếp lên cơ, không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ.

Mặc dù là Alcaloid của thuốc phiện, nhưng Papaverin ít có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (trừ khi dùng liều quá cao).

Visceralgin (Tiemonium) chống co thắt cơ trơn.

Người bệnh có thể tự dùng thuốc này để giảm đau bước đầu (tránh choáng).

Nhưng không vì đỡ đau mà nấn ná không đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh.

Nếu đến muộn dễ bị các biến chứng gây khó khăn thêm cho việc điều trị sau này.

Không dùng các loại thuốc giảm đau họ thuốc phiện (làm hết đau song làm mất hết các triệu chứng đặc trưng gây khó khăn cho chẩn đoán).

Thuốc làm tan sỏi:

Acid Ursodesoxycholic (Ursodiol): Là thành phần của sinh lý mật, có tác dụnghoà tan sỏi Cholesterol do giảm luồng mật của Cholesterol, từ đó làm thay đổi tỷ số Phospholipid và acid mật trên Cholesterol.

Thuốc chỉ dùng khi sỏi mật ít, không có triệu chứng, không bị calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm cho những người từ chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật hoặc có khuynh hướng gia tăng nguy cơ trong lúc phẫu thuật.

Còn dùng trong dự phòng sỏi mật ở người béo phì đang dùng cách giảm cân nhanh, trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là xơ nang mật sơ phát, viêm đường mật xơ cứng).

Không dùng trong trường hợp sỏi mật bị calci hoá, cản tia X-quang, trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật, trường hợp có thai, cho con bú.

Thận trọng với ngườicó các chứng gan, đường ruột.

Lúc mới bắt đầu và sau đó định kỳ mỗi 6 tháng cần kiểm tra các enzym gan (Transaminase, Phosphatase kiềm).

Nếu các enzym gan tăng cao dai dẳng thì phải tạm ngưng thuốc.

Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng điều trị).

Làm âm vang đồ (Sonogram)vào tháng thứ 6 và 12.

Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc.

Sỏi mật có thể tái phát.

Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài triệu chứng đường ruột, tăng Creatinin, tăng Glucose máu.

Không dùng chung với Estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ lipid khác (Chlofibrat, Cholestyramin)vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết Cholesterol vào gan).

Ngoài Ursodiol còn có nhiều tên khác (Actigall, Arsacol, Delursan, Destolit, Uso, Ursolvan) có nhiều hàm lượng100 - 150 - 200 - 250mg.

Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm lượng.

Acid Chenodesoxychlolic làm cho sỏi Cholesterol tan từ từ.

Chỉ định và chống chỉ đinh tương tự như acid Ursodesoxycholic

Thuốc chữa biến chứng:Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rấtnguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa.

Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho mậtchảy vào các tạng bên trong ổ bụng).

Ứ nước túi mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính).

Xơ gan do ứ mật(do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.) Thuốc điều trị các biến chứng bao gồm:

Kháng khuẩn thường dùng là Aminogycosid và Quinolon.

Lợi mật thường dùng là hoá dược hay là các thảo dược (Actichaut).

2.

Điều trị ngoại khoa

Mổ lấy sỏi

Cắt túi mật.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-soi-mat-2412.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Sỏi mật