Thông tin bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái S

Sốt xuất huyết do virus Hantan

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Febris haemorrhagia Hantaviruso
  • Sốt xuất huyết do virus Hantaan

Thông tin bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan

Tổng quan Bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan.

Tóm tắt bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan

Virus Hantan hay Hantaan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS - Hantanvirus Pulmonary Syndrome).

VirusHanta được tìm thấy trên toàn thế giới và lan truyền qua tiếp xúc của con người với chất thải hay vết cắn của động vật gặm nhấm nhiễm virus, phổ biến nhất là loài chuột.

Căn bệnh này không thể lây lan từ người sang người.

Triệu chứng

Ho, sốt, mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu, khó thở, tử vong.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Thực hiện các xét nghiệm máu để phát hiện virusHanta.

Điều trị

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang.

Cấy đờm, cấy máu có thể cần thực hiện bổ sung.

Tổng quan bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan

Bệnh sốt xuất huyết do virus Hantan thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

VirusHantan còn viết là virus Hantaan (genus Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridea) có thể gây bệnh cho người nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm.

Người bị nhiễm bệnh do hít phải những vật thể trong không khí hình thành từ chất thải hay vết cắn của động vật gặm nhấm có nhiễm virus.

VirusHantan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS - Hantanvirus Pulmonary Syndrome).

Virustồn tại trong chuột, kể cả chuột nuôi trong phòng thí nghiệm.

Mỗi giống chuột tương ứng với một ổ chứa các týp virus Hantan khác nhau.

Kháng nguyên virus Hantan đã được phát hiện thấy ở 16 giống chuột khác nhau.

Nguyên nhân bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan

Tên tác nhân

HPS: Có hai hoặc nhiều virus Hantan: VirusSin Nombre gây dịch ở Tây Nam Mỹ, Bắc Mỹ, virusBlack Creek Canal gây bệnh ở Florida...vv.

Ngoài ra, còn có ít nhất 2 loài virus nữa được biết nhờ dựa vào trật tự gen được khuyếch đại từ tổ chức của người.

Có phản ứng chéo với các thành viên của giống virus Hantan mà ta thường gặp nhất là giữa virus Prospect Hill và virus Puumala.

HFRS: VirusHantan chủ yếu gặp ở Châu Á và virus Seoul ở khắp nơi trên thế giới.

Hình thái

Hình cầu và hình thoi, có đường kính 95 - 110nm.

VirusHantan có 3 đoạn ARN.Đoạn cuối của chuỗi Nucleotid có 3 đoạn ARN riêng lẻ, đầu 3 chỉ cho thấy có 4 týp huyết thanh của virusHantan thuộc họ Bunyaviridea.

Cả 4 týp huyết thanh này đều có đáp ứng trên tế bào Vero- E6.

Có nhiều chủng virus có cấu trúc kháng nguyên khác nhau, liên quan đến một loại động vật gặm nhấm riêng biệt.

VirusHantan có 4 týp huyết thanh chủ yếu, gây ra các bệnh cảnh lâm sàng với mức độ trầm trọng khác nhau.

Chúng ký sinh ở 4 loài gặm nhấm riêng biệt: VirusHantan ở loài Apodemus, virus Seoul ở loài Rattus, virus Puumala với loài Clethrionomys và virus Prospect Hill trên loài Microtus.

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: VirusHantan có thể sống lâu trong nước tiểu, phân, nước dãi và trong bụi không khí...vv.

Trong phòng thí nghiệm, virus Hantan tồn tại 30 phút trong đệm Buffer từ 6,6 đến 8,8.Tương tự thời gian sống như vậy trong 10% huyết thanh bào thai bê với pH thay đổi từ 5 đến 9.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng virus Hantan có thể lan truyền trong không khí vài ngày.

Phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan

Biện pháp dự phòng:

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhất là nhóm có nguy cơ để tránh xa nguồn lây lan virus Hantan là chuột.

Vệ sinh phòng bệnh: ngủ màn, tránh tiếp xúc với động vật gậm nhấm.

Lọai trừ và không để loài gặm nhấm tấn công vào nhà, không để chúng xâm phạm thức ăn của người và gia súc.

Xử lý các vùng có loài gậm nhấm nhiễm bệnh bằng phun hóa chất khử khuẩn trước khi làm sạch.

Không quét và hút bụi ở nơi có chuột mà nên dùng khăn tẩm hóa chất để lau.

Đánh bẫy loài gặm nhấm với những biện pháp thích hợp,không nên dùng phương pháp bẫy sống.

Trong vùng có bệnh đang lưu hành ở động vật càn hạn chế tới mức tối đa việc tiếp xúc với các loài gặm nhấm hoang dại và các chất thải của chúng.

Biện pháp chống chống dịch:

Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.

Quản lý người lành mang virus, và nhóm có nguy cơ.

Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao bằng thuốc hoặc vắc-xin.

Xử lý môi trường: phun hóa chất, tổng vệ sinh, diệt chuột bằng các biện pháp thích hợp.

Kiểm dịch y tế biên giới:

Giám sát sự vận chuyển các loài gặm nhấm bởi chúng là ổ chứa virus ngoại lai.

Tổ chức diệt chuột trên máy bay, các đoàn tàu hỏa hay tầu biển trước khi vào Việt Nam.

Điều trị bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan

Nguyên tắc điều trị:

Điều trị ban đầu của bệnh nhân mắc hội chứng phổi (HPS):

Phòng cấp cứu cần có máy đo huyết áp và máy thở ôxy để kịp thời cứu bệnh nhân bị shock, tim ngừng đập.

Cho uống từ 1 - 2 lít nước để bổ sung lượng nước mất đi do tiêu chảy và nôn mửa.

Điều trị bệnh nhân mắc hội chứng thận (HFRS):

Chẩn đoán sớm, nếu nghi ngờ cần đưa vào bệnh viện để cách ly.

Quan sát những mối quan hệ gần đối với bệnh nhân.

Cẩn thận tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Điều trị tích cực:

Cho đến bây giờ vẫn không có thuốc để chữa trị HPS và HFRS.

Trước đây (1993 - 1994) và hiện nay, người ta vẫn dùng Ribavirin để điều trị.

Phải theo dõi chặt chẽ và nhanh chóng để phòng các biến chứng chung và cần phải điều trị ngay như:

Hội chứng tiểu cầu thẩm tách màng bụng (chiếm 1-3% ca bệnh).

Bội nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm cần phải dùng thuốc kháng sinh.

Trường hợp mất nước nhiều cần phải truyền dịch.

Các dấu hiệu khác như: Đau đầu, đau lưng, đau bụng, nôn mửa, khó chịu trong các bộ phận của cơ thể cần thuốc làm mất cảm giác đau, thuốc trị co thắt, hay thuốc an thần, thuốc ngủ (chiếm tới 50 - 70% ca bệnh).

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-sot-xuat-huyet-do-virus-hantan-2360.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Sốt xuất huyết do virus Hantan