Thông tin bệnh Tan máu bẩm sinh

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Tan máu bẩm sinh

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Tan máu bẩm sinh
  • Thiếu máu Cooley
  • Thiếu máu Địa Trung Hải
  • Thiếu máu miền biển
  • Thiếu máu beta tha-lat-xê-mi-a

Thông tin bệnh Tan máu bẩm sinh

Tổng quan Bệnh Thiếu máu beta Thalassaemia cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thiếu máu beta Thalassaemia.

Tóm tắt bệnh Tan máu bẩm sinh

Bệnh thiếu máu Thalassemia là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra hemoglobin bất thường - thành phần có trong hồng cầu - dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu ôxy trong cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác.

Triệu chứng

Bệnh Thalassemia được chia thành 2 loại chính là bệnh thiếu máu alpha Thalassemia và beta Thalassemia.

Thiếu máu alpha Thalassemia là bệnh gặp ở những người Đông Nam Á, Trung Đông, Trung Quốc và gốc Phi.

Thiếu máubeta Thalassemia hay gặp ở những người từ vùng Địa Trung Hải.

Thiếu máu Thalassemia là do di truyền.

Chẩn đoán

Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, khó thở, da xanh xao, yếu ớt, vàng da, dị tật vùng mặt và tăng trưởng chậm.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) sẽ cho biết tình trạng ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb).

Phân tích DNA có thể xác định các gen bất thường gây ra bệnh thiếu máu.

Điện di huyết sắc tố (điện di hemoglobin) có thể giúp phát hiện các hemoglobin (Hb) bất thường.

Tổng quan bệnh Tan máu bẩm sinh

1.

Thiếu máu Thalassemia:

Bệnh thiếu máu Thalassemia là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra hemoglobin bất thường - thành phần có trong hồng cầu - dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu ôxy trong cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác.

Bệnh Thalassemia được chia thành 2 loại chính là bệnh thiếu máu alpha Thalassemia và beta Thalassemia

2.

Thiếu máu beta Thalassemia:

Hemoglobin ở người trưởng thành bình thường có 2 chuỗi alpha Globin và 2 chuỗi beta Globin.Bệnh thiếu máu beta Thalassemia là một rối loạn di truyền máu đặc trưng bởi giảm hoặc vắng mặt sự tổng hợp chuỗi beta Globin, kết quả là giảm Hb (hemoglobin) trong các tế bào hồng cầu, giảm sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.

Bệnh thiếu máu beta Thalassemia có thể được phân thành các nhóm: Thalassemia nặng (tình trạng thiếu máu nặng); Thalassemia trung bình và Thalassemia nhẹ.

Thiếu máu beta Thalassemia là bệnh thiếu máu phổ biến trên toàn thế giới.

Có khoảng 100.000 trẻ sơ sinh với bệnh thiếu máu beta Thalassemia được sinh ra mỗi năm.

Bệnh thiếu máu beta Thalassemia xảy ra phổ biến nhất ở các nước Địa Trung Hải, Bắc Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Á, và Đông Nam Á.

Nguyên nhân bệnh Tan máu bẩm sinh

Người bị bệnh thiếu máu beta Thalassemia là do nhận yếu tố di truyền gây bệnh thiếu máu beta Thalassemia từ cả cha và mẹ.

Cơ chế di truyền: Thalassemia và beta Thalassemia là những bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở cả nam và nữ.

Trường hợp bố và mẹ bình thường nhưng mang gen gây bệnh ở dạng dị hợp tử với từng kiểu đột biến gen khác nhau dẫn đến nguy cơ sinh con mắc bệnh beta Thalassemia với những tần số khác nhau.

Bệnh chỉ biểu hiện khi người con sao chép cả 2 gen mang bệnh beta Thalassemia từ cha và mẹ.

Phòng ngừa bệnh Tan máu bẩm sinh

1.

Tư vấn di truyền trước hôn nhân:

Mục tiêu tư vấn nhằm hạn chế sự kết hôn và sinh con giữa 2 người cùng mang gen bệnh, vì vậy mọi người trước khi kết hôn cần xét nghiệm xem mình có mang gen bệnh hay không, và tốt nhất là tránh kết hôn giữa 2 người cùng mang gen bệnh.

Biện pháp này rất cần thiết đối với những vùng chưa có dịch vụ y tế phát triển, chẩn đoán trước sinh còn khó khăn.

2.

Chẩn đoán trước sinh:

Đối với những nơi có khả năng tiếp cận được với chẩn đoán trước sinh thì có thể sử dụng biện pháp này: chẩn đoán trước sinh được áp dụng đối với tất cả các lần có thai của cặp vợ chồng có nguy cơ (cả 2 cùng là người mang gen bệnh).

Tư vấn đình chỉ thai nghén nếu bào thai bị bệnh thể nặng.

Sử dụng dịch vụ đình chỉ thai nghén (sản khoa).

Điều trị bệnh Tan máu bẩm sinh

Người bị bệnh beta Thalassemia ở tình trạng nhẹ không cần thiết phải điều trị.

Ở những người bị bệnh beta Thalassemia nặng thì phải tiến hành ngăn chặn các biến chứng xấu của bệnh bằng cách truyền máu, bổ sung axit Folic thường xuyên và phải điều trị suốt đời.

Để điều trị khỏi hoàn toàn cho người bị bệnh beta Thalassemia là không thể, bác sĩ chuyên khoa Huyết học sẽ tư vấn thêm cho bạn phương pháp điều trị cho những trẻ bị bệnh beta Thalassemia.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-tan-mau-bam-sinh-2487.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Tan máu bẩm sinh