Thông tin bệnh Thấp tim

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Thấp tim

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Thấp tim
  • Thấp khớp cấp
  • Rheumatic fever

Thông tin bệnh Thấp tim

Tổng quan Bệnh Sốt thấp khớp cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Sốt thấp khớp.

Tóm tắt bệnh Thấp tim

Sốt thấp khớp hay thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A (Streptococcus A) gây tổn thương tại tổ chức liên kết trong cơ thể theo cơ chế miễn dịch dị ứng mà chủ yếu là tim, khớp, thần kinh trung ương và tổ chức dưới da và chỉ để lại di chứng ở tim.

Thấp tim gây tổn thương nặng nề tới cơ tim và van tim nên nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6 - 15 tuổi, nhưng không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa.

Triệu chứng

Các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, bao gồm: sốt, đau khớp, đỏ khớp, ấm khớp, đau ngực, nhịp tim nhanh, mệt mỏi và khó thở.

Chẩn đoán

Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể với sự kiểm tra chặt chẽ đến tim, da, và các khớp.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng do khuẩn liên cầu trong thời gian gần đấy thì xác suất bị mắc bệnh sẽ cao hơn.

Điều trị

Các xét nghiệm có thể bao gồm: siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm ASO (đo lượng Antistreptolysin O trong máu), xét nghiệm máu toàn bộ (thử máu), điện tâm đồ (EKG), và xét nghiệm tốc độ lắng của hồng cầu (ESR).

Tổng quan bệnh Thấp tim

Thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp (Rheumatic fever) được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo.

Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A (Streptococcus A) gây tổn thương tại tổ chức liên kết trong cơ thể theo cơ chế miễn dịch dị ứng mà chủ yếu là tim, khớp, thần kinh trung ương và tổ chức dưới da và chỉ để lại di chứng ở tim.

Thấp tim gây tổn thương nặng nề tới cơ tim và van tim, do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Liên cầu khuẩn nhóm A có thể khu trú ở đường hô hấp trên hoặc trên da, nhiễm liên cầu ngoài da hay gây viêm cầu thận mà thường ít khi gây thấp tim.

Thấp tim chiếm 2 - 3% trong nhiễm liên cầu nhóm A mà không được điều trị triệt để sẽ tiến triển thành thấp tim và có khoảng 50% số bệnh nhân đã bị thấp tim sẽ lại tái phát.

Hiện nay thấp tim đã hầu như không còn ở miền Bắc Châu Âu, nhưng vẫn còn rải rác xung quanh Địa Trung Hải và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi.

Đến nay đã có những bằng chứng rõ rệt về sự liên quan giữa liên cầu khuẩn tan máu β nhóm A gây ra bệnh cảnh thấp tim là thường có những đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên, trước đó khoảng 3 - 4 tuần.

Nhưng cũng có nhiều trường hợp khi đã biểu hiện rõ của bệnh thấp tim mà không córõ triệu chứng nhiễm liên cầu khuẩn trước đó.

Triệu chứng của bệnh không do vi khuẩn gây ra mà do đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên gây bệnh.

Cho tới nay, bệnh vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6 - 15 tuổi, nhưng không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa.

Nguyên nhân bệnh Thấp tim

Sốt thấp khớp có thể xảy ra sau một bệnh nhiễm khuẩn vùng họng với loại vi khuẩn có tên Streptococcus pyogenes, hoặc liên cầu nhóm A.

Nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A họng gây viêm họng, ít khi có ban đỏ.

Nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A của da hoặc các bộ phận khác của cơ thể ít khi gây sốt thấp khớp.

Vẫn chưa rõ mối liên quan chính xác giữa bệnh thấp khớp và sốt, nhưng có xuất hiện vi khuẩn này trong hệ miễn dịch.

Các liên cầu khuẩn có chứa một protein tương tự như tại một số mô của cơ thể.

Do đó, hệ miễn dịch tế bào bình thường nhắm tới vi khuẩn có thể tiêu diệt các mô của cơ thể - đặc biệt là mô của tim, khớp, da và hệ thần kinh trung ương.

Hệ miễn dịch phản ứng trong tình trạng viêm.

Nếu được điều trị kịp thời và đầy đủ bằng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn theo chỉ định sẽ ít hoặc không có nguy cơ phát triển sốt thấp khớp.

Nếu có một hoặc nhiều đợt viêm họng hoặc sốt phát ban mà không điều trị hoặc không được điều trị hoàn toàn, người đó có thể phát triển sốt thấp khớp.

Phòng ngừa bệnh Thấp tim

Cách duy nhất được biết để ngăn ngừa sốt thấp khớp (thấp tim) là điều trị nhiễm trùng viêm họng hoặc sốt kịp thời với đầy đủ các loại thuốc kháng sinh thích hợp.

Điều trị bệnh Thấp tim

Điều trị đợt cấp.

Một khi đã có chẩn đoán xác định thấp khớp cấp thì các biện pháp sau là cần thiết:

Loại bỏ ngay sự nhiễm liên cầu: Bằng thuốc thuốc kháng sinh thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chế độ phòng bệnh cho thấp khớp cấp: Bệnh nhân cần được bác sĩ khám và chỉ định các biện pháp phòng thấp theo hai cấp độ:

Phòng thấp cấp I

Phòng thấp cấp II

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-thap-tim-2777.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Thấp tim