Thông tin bệnh Thoái hóa khớp háng

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Thoái hóa khớp háng

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Hư khớp háng

Thông tin bệnh Thoái hóa khớp háng

Tổng quan Bệnh Thoái hóa khớp háng cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thoái hóa khớp háng.

Tóm tắt bệnh Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng.

Hậu quả của thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn.

Thoái hoá khớp háng có thể nguyên phát hoặc thứ phát.

Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi, thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể.

Thoái hóa khớp háng thứ phát hay xảy ra sau những chấn thương hoặc những biến dạng gặp phải như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng...

Ở Việt Nam, thoái hóa khớp háng ít gặp hơn so với thoái hóa cột sống và khớp gối.

Triệu chứng

Đau tăng dần ở vùng bẹn lan xuống mặt trước đùi, đau vùng trên mông, lan xuống mặt sau đùi.

Một số trường hợp chỉ đau ở mặt trước đùi và khớp gối mà không đau vùng háng, chân hơi co gấp, cơ đùi và mông teo.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chụp X-quang.

Điều trị

Tạo điều kiện để khớp háng được nghỉ ngơi (giảm cân, hạn chế đi bộ…).

Tập vật lý trị liệu theo liệu trình, tập các môn thể thao nhẹ nhàng như tập aerobic dưới nước, đi xe đạp…

Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid.

Điều trị bằng phẫu thuật có thể được chỉ định, phổ biến nhất là thay khớp háng.

Tổng quan bệnh Thoái hóa khớp háng

Cũng như các khớp chịu tải khác, khớp háng cũng có nguy cơ bị "hao mòn"do quá trình thoái hóa.

Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng.

Hậu quả của thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn.

Thoái hoá khớp háng có thể nguyên phát hoặc thứ phát.

Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể.

Thoái hóa khớp háng thứ phát hay xảy ra sau những chấn thương hoặc những biến dạng gặp phải như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng…

Ở Việt Nam, thoái hóa khớp háng ít gặp hơn so với thoái hóa cột sống và khớp gối.

Nguyên nhân bệnh Thoái hóa khớp háng

1.

Nguyên phát:

Khoảng 50% bệnh nhân hư khớp háng là nguyên phát, tức là do quá trình thoái hóa tự nhiên.

2.

Thứ phát:

Do các cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới.

Chứng sai khớp bẩm sinh.

Chứng chỏm khớp dẹt là hậu quả của loạn sản sụn xương đầu xương đùi (Bệnh Legg - Perthes - Calvé ).

Chứng ổ cối lồi vào sâu, chứng chân thấp cao, chân quẹo.

Các bệnh của khớp bao gồm: Viêm khớp do thấp (Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…); viêm khớp nhiễm khuẩn (lao, mủ); bệnh khớp do chuyển hóa như đái tháo đường, Goutte, bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố, bệnh khớp do nội tiết như tuyến cận giáp, bệnh hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn, di chứng chấn thương, nghề nghiệp…

Phòng ngừa bệnh Thoái hóa khớp háng

Duy trì cân nặng hợp lý:Người thừa cân, béo phì cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để giảm cân, giúp giảm sự quá tải cho hệ xương khớp, nhất là khớp gối và cột sống.

Các nghiên cứu cho thấy khi cơ thể tăng thêm 1kg thì cột sống phải gánh thêm 4kg.

Không lạm dụng thuốc có Corticoide.

Tránh các chấn thương gãy cổ xương đùi, trật khớp háng.

Tránh các tư thế gây tác động mạnh đến khớp: Cần hạn chế các động tác, tư thế làm việc có hại cho khớp như xách nặng, khuân vác nặng, ngồi, đứng, làm việc không đúng tư thế quá lâu.

Luyện tập thể thao:Tập đều đặn vào buổi sáng các bài khởi động khớp hay chơi thể dục thể thao ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng tốt cho khớp và cho nhiều cơ quan khác như tim mạch, hô hấp.

Điều trị bệnh Thoái hóa khớp háng

1.

Nội khoa

Tạo điều kiện để khớp háng được nghỉ ngơi (giảm cân, hạn chế đi bộ…)

Tập vật lý trị liệu theo liệu trình, tập các môn thể thao nhẹ nhàng như tập aerobic dưới nước, đi xe đạp…

Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid.

Ngủ đủ giấc.

Khi đau nhiều, nên sử dụng một cây gậy trợ đỡ.

2.

Phẫu thuật

Điều trị bằng phẫu thuật khi tình trạng thoái hóa khớp háng đã ở giai đoạn nặng, bệnh nhân đau cả khi nghỉ ngơi, vào ban đêm, hoặc trên phim X-quang chỏm xương đùi đã biến dạng.

Thay khớp háng là phẫu thuật phổ biến nhất, giúp người bệnh nhanh hết đau, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.

Tập phục hồi chức năng sau thay khớp háng đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân sớm lấy lại biên độ khớp, sớm phục hồi tình trạng teo cơ hoặc tránh teo cơ.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-thoai-hoa-khop-hang-2643.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Thoái hóa khớp háng