Thông tin bệnh Thoát vị thành bụng

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Thoát vị thành bụng

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Thoát vị thành bụng

    Tổng quan Bệnh Thoát vị thành bụng cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thoát vị thành bụng.

    Tóm tắt bệnh Thoát vị thành bụng

    Thoát vị thành bụng là một bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong khoang bụng (thường là ruột non) ra phía ngoài thành bụng, qua một chỗ yếu của thành bụng.

    Chỗ yếu của thành bụng có thể là một vết mổ cũ (thoát vị vết mổ) hoặc là nơi mà thành bụng không có lớp cơ, chỉ có lớp cân hay mạc che phủ, vị trí thường gặp nhất là vùng bẹn.

    Thoát vị bụng có thể xảy ra khi cơ thành bụng bị hở hay yếu, có thể là sau khi phẫu thuật và nếu bệnh nhân bị béo phì thì khả năng thoát vị thành bụng cao hơn.

    Triệu chứng

    Triệu chứng của thoát vị thành bụng bao gồm: đau, tức và xuất hiện một khối u phình trên thành bụng hay ở vùng bẹn, làm hạn chế vận động, thẩm mỹ xấu, có thể có những biến chứng nguy hiểm như nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột.

    Chẩn đoán

    Các bác sĩ thường có thể xác định thoát vị thành bụng thông qua việc hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ được thực hiện để thiết lập chẩn đoán và mức độ thoát vị.

    Điều trị

    Tùy theo dạng thoát vị mà có những phương pháp phẫu thuật khác nhau như phương pháp phẫu thuật hở, dùng tia laser, nhưng mổ nội soi thoát vị thành bụng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến.

    Tổng quan bệnh Thoát vị thành bụng

    Thoát vị thành bụng là một bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong khoang bụng (thường là ruột non) ra phía ngoài thành bụng, qua một chỗ yếu của thành bụng.

    Chỗ yếu của thành bụng có thể là một vết mổ cũ (thoát vị vết mổ) hoặc là nơi mà thành bụng không có lớp cơ, chỉ có lớp cân hay mạc che phủ, vị trí thường gặp nhất là vùng bẹn.

    Có nhiều loại thoát vị thành bụng như: thoát vị bụng trước (thoát vị rốn; thoát vị thượng vị; thoát vị spigelian); thoát vị vết mổ; thoát vị lưng (thoát vị tam giác lưng trên; thoát vị tam giác lưng dưới); thoát vị vùng chậu: thoát vị bịt; thoát vị toạ; thoát vị đáy chậu… nhưng thường gặp nhất là thoát vị vùng bẹn - đùi.

    Nguyên nhân bệnh Thoát vị thành bụng

    Thoát vị thành bụng xảy ra khi cơ thành bụng bị hở hay yếu.

    Sự khiếm khuyết này gây ra một khối lồi trên bụng.

    Khi cơ thành bụng bị kéo căng hơn, làm tăng áp lực trong khoang bụng thì khối này càng to hơn, xuất hiện rõ hơn.

    Ví dụ như khi nâng một vật gì lên, khi ho, khi làm việc quá mức, hoặc thậm chí khi rặn lúc đại tiện.

    Điều này tương tự như một quả bóng đang được bơm căng lên trong một cái thùng rỗng có một cái lỗ trên thành thùng.

    Một phần quả bóng đang được bơm lên sẽ phình ra qua lỗ đó, cũng giống như một phần ruột bị tống ra khỏi khoang bụng qua cái lỗ thoát vị trên thành bụng.

    Phòng ngừa bệnh Thoát vị thành bụng

    Điều trị bệnh Thoát vị thành bụng

    Tùy theo dạng thoát vị mà có những phương pháp phẫu thuật khác nhau như phương pháp phẫu thuật hở, dùng tia laser, nhưng mổ nội soi thoát vị thành bụng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến.

    Phương pháp này vẫn áp dụng được cho những bệnh nhân đã từng bị thoát vị tại cùng một vị trí.

    Ưu điểm rõ ràng của phương pháp này là có thể áp dụng với mọi vị trí ở vùng bẹn, làm giảm nguy cơ bị thoát vị tái phát, đồng thời giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-thoat-vi-thanh-bung-2695.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Bệnh cùng chuyên mục

    Thuốc liên quan đến bệnh Thoát vị thành bụng