Thông tin bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Tiêu chảy do kháng sinh

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh

Thông tin bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Tổng quan Bệnh Tiêu chảy do kháng sinh cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Tiêu chảy do kháng sinh.

Tóm tắt bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Tiêu chảy do dùng kháng sinh hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh lý tiêu chảy xuất hiện sau khi dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó.

Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi dừng loại kháng sinh gây ra tiêu chảy.

Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Triệu chứng

Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn, phân lỏng có lẫn chất nhầy, phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu.

Tình trạng tiêu chảy do loạn khuẩn kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa, người bệnh bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, dẫn đến suy dinh dưỡng, gầy.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử, các loại thuốc kháng sinh đang dùng.

Xét nghiệm mẫu phân.

Điều trị

Sử dụng kháng sinh theo phác đồ.

Bệnh nhân nên uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch Oresol để ngăn ngừa mất nước và tránh các thực phẩm có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.

Khi tiêu chảy nặng hơn, cần ngừng liệu pháp kháng sinh và đợi triệu chứng giảm đi.

Trong những trường hợp tiêu chảy rất nặng, viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Metronidazol (Flagyl), thường dùng ở dạng viên trong 10 ngày.

Nếu Metronidazol không có hiệu quả hoặc bệnh nhân đang có thai hoặcđang cho con bú sẽ được dùng Vancomycin thay thế.

Duy trì chế độ ăn thích hợp, thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm.

Nếu trẻ còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì cho bú.

Tổng quan bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Thông thường, kháng sinh được dùng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhưng nhiều trường hợp chính kháng sinh lại là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài…

Tiêu chảy do dùng kháng sinh (KS) hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh lý tiêu chảy xuất hiện sau khi dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó.

Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh là ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi dừng loại kháng sinh gây ra tiêu chảy.

Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Nguyên nhân bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Trong hệ tiêu hóa, tồn tại một quần thể vi khuẩn (VK) bao gồm hàng trăm chủng khác nhau.

Trong các chủng VK này, có nhiều chủng cộng sinh có lợi cho cơ thể (còn được gọi là vi khuẩn chí).

Ngoài ra, cũng có rất nhiều chủng VK gây bệnh tồn tại trong ruột sẽ gây bệnh khi có cơ hội.

Trong quá trình song song tồn tại, nhóm VK chí nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm VK có hại gây bệnh.

Khi dùng kháng sinh kéo dài, một số chủng VK có lợi sẽ bị ảnh hưởng.

Các VK có hại ít bị ảnh hưởng hơn do nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh.

Kết quả là cân bằng giữa hai nhóm VK bị phá vỡ, nhóm VK có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, xuất huyết trong lòng ruột và hội chứng tiêu chảy sau dùng kháng sinh bùng phát.

Có rất nhiều chủng VK có thể gây hội chứng tiêu chảy sau dùng kháng sinh nhưng một loại VK kị khí là Clostridium difficile là thủ phạm quan trọng nhất gây nên phần lớn các trường hợp viêm đại tràng giả mạc rất nặng nề trên lâm sàng.

Viêm đại tràng giả mạc do C.difficile đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân trong các khoa hồi sức tích cực, nơi có nhiều chủng VK kháng kháng sinh và lượng kháng sinh được dùng với liều lượng cao và kéo dài.

Các nhóm kháng sinh thường gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là nhóm Cepalosporin (điển hình là Cefixime, Cefpodoxime), Clindamycin, Erythromycin, Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin, nhóm Quinolone (Ciprofloxacin, Levofloxacin), Tetracycline (Doxycycline, Minocycline)…

Phòng ngừa bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáocho trẻ bị tiêu chảyuống bổ sung chất kẽm, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, giúp giảm thời gian tiêu chảy và giúp trẻ chóng hồi phục thể lực.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để trẻ không bị thiếu chất và cung cấp đầy đủ năng lượng và các thành phần để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

Nguyên tắc dinh dưỡng:

Ăn đủ 4 nhóm chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ và vitamin.

Các loại thực phẩm cần hạn chế: thức ăn chứa nhiều đường, các loại nước giải khát công nghiệp, các thức ăn khô.

Chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.

Bổ sung nước và điện giải, nhất là tiêu chảy cấp (trên 10 lần/ngày) hoặc tiêu chảy kéo dài (trên 14 ngày) để phòng mất nước và điện giải.

Nếu bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc, thay đổi chế độ ăn có thể làm giảm triệu chứng:

Uống nhiều nước.

Tránh đồ uống có carbon, nước ép cam quýt, rượu và đồ uống có caffein như cà phê, chè và coca vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.

Tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, sữa chua và chuối.

Thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn.

Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn.

Tránh thực phẩm kích thích, đồ mỡ hoặc chiên và các thực phẩm khác làm cho triệu chứng nặng hơn.

Không dùng thuốc chống tiêu chảy mà không có sự kiểm soát của bác sĩ.

Các thuốc này có thể cản trở khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể và gây biến chứng nặng.

Điều trị bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Nếu bạn bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng sẽ hết trong vài ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ kháng sinh.

Bác sĩ có thể khuyên uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước và tránh các thực phẩm có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.

Khi tiêu chảy nặng hơn, bác sĩ có thể ngừng liệu pháp kháng sinh và đợi triệu chứng giảm đi.

Trong những trường hợp tiêu chảy rất nặng, viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc, bạn được điều trị bằng thuốc Metronidazol (Flagyl), thường dùng ở dạng viên trong 10 ngày.

Nếu Metronidazol không có hiệu quả, bạn đang có thai hoặc đang cho con bú, bạn sẽ được dùng thuốc khác - Vancomycin.

Khoảng 20-30% số người được điều trị viêm đại tràng giả mạc đã tái phát triệu chứng và cần điều trị thêm.

Để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết các bà mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.

Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.

Khi bị loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh có chứa Probiotic và Prebiotic có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.

Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác và được điều trị tiêu chảy kịp thời.

Không sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh.

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt ở trẻ em, thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải.

Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy.

Ngay tại nhà, cần bù nước cho trẻ bằng dung dịch Oresol.

Cần chú ý pha dung dịch bù nước theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói Oresol.

Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết, phải bỏ đi.

Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Một điểm hết sức quan trọng nữa là trong khi bé bị tiêu chảy cần duy trì chế độ ăn thích hợp.

Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, cho bé ăn nhiều bữa nhỏ.

Nếu bé còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì cho bú.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-tieu-chay-do-khang-sinh-2669.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Tiêu chảy do kháng sinh