Thông tin bệnh Tim mạch

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Tim mạch

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Angiocardiopathy

Thông tin bệnh Tim mạch

Tổng quan Bệnh Tim mạch cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Tim mạch.

Tóm tắt bệnh Tim mạch

Hệ thống tim mạch, còn được gọi là hệ thống tuần hoàn, là hệ thống di chuyển máu đi khắp cơ thể, bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ ôxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người.

Nếu bị bệnh tim mạch, tim và não có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.

Một số bệnh tiêu biểu: huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch...

Triệu chứng

Khó thở, đau ngực, đánh trống ngực, ngất xỉu, phù, tím tái, mệt mỏi.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch cộng hưởng từ (MRA), điện tâm đồ, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm Doppler tim, siêu âm tim qua thực quản, siêu âm tim gắng sức và siêu âm tim với thuốc tăng co bóp cơ tim.

Chụp xạ hình tưới máu cơ tim (SPECT).

Điều trị

Điều trị bằng thuốc.

Phẫu thuật.

Dùng thảo dược như cúc hoa, đan sâm,...

Việc điều trị bệnh tim mạch cần có sự kiên trì và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tim mạch.

Tổng quan bệnh Tim mạch

Hệ thống tim mạch, còn được gọi là hệ thống tuần hoàn, là hệ thống di chuyển máu đi khắp cơ thể con người.

Nó bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Nó vận chuyển máu ôxy từ phổi và trái tim trong suốt toàn bộ cơ thể thông qua các động mạch.

Máu đi qua các mao mạch nằm giữa tĩnh mạch và động mạch.

Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ ôxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người.

Nếu bị bệnh tim mạch, tim và não có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.

Một số bệnh tiêu biểu: Huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch...

Nguyên nhân bệnh Tim mạch

Hút thuốc lá: Hút thuốc là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…

Lười vận động: Lười hoạt động thể lực làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…

Béo phì: Thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành.

Bạn nên kiểm soát cân nặng và duy trì với một trọng lượng hợp lý.

Stress: Trong cuộc sống hàng ngày, căng thẳng, stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Mỡ máu cao: Tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.

Huyết áp cao: Theo cảnh báo của các chuyên gia tim mạch, huyết áo cao là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Do đó, bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sĩTim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.

Tiểu đường: Tiểu đường là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.

Tuổi tác: Theo các chuyên gia cho biết, tuổi càng cao thì yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch càng tăng.

Giới tính: Các nhà nghiên cứu đã cho biết, trong độ tuổi từ nhỏ đến trung niên, nam bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ, nhưng đến tuổi mãn kinh thì tỉ lệ bệnh tim mạch ở nữ xấp xỉ ở nam.

Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ hay anh chị em bị bệnh tim thì con cái, anh chị em ruột có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Phòng ngừa bệnh Tim mạch

1.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá

Các chất dinh dưỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú.

Các chất chống ôxy hóa trong chúng giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch

Chất chống ôxy hoá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm của chúng đối với các mạch máu.

Đồng thời, chúng giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

Những loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như cam, chuối và nấm cũng có rất nhiều kali giúp điều hoà huyết áp.

Các bác sĩ khuyến nghị bạn nên ăn 5-9 phần ăn trái cây và rau quả (3 loại rau và 2 loại trái cây khác nhau) mỗi ngày nhằm bảo đảm cung cấp sự cân bằng các chất dinh duỡng mà cơ thể cần.

2.

Cắt giảm các chất béo có hại

Chế độ ăn uống ít chất béo được coi như một 'tấm lá chắn' giúp bạn chống lại các căn bệnh tim mạch.

Điều bạn nên làm là cố gắng cắt giảm lượng chất béo bão hoà có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt… trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đây là thủ phạm khiến mức độ cholesterol xấu tăng và làm giảm cholesterol tốt.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà.

Ngoài ra, những loại thực phẩm như bơ thực vật, dầu, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này.

Có những điều rất đơn giản trong cuộc sống dưới đây lại có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

1.

Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình

Biết rõ về tình trạng sức khoẻ của mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn.

Hãy tới bác sĩ để kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu và các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, huyết áp để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình.

Nếu bạn có nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc, tập thể dục… sao cho phù hợp nhất với bạn.

Một điều quan trọng khác là, những bệnh liên quan đến tim mạch có phần nhiều yếu tố là do di truyền.

Vì vậy, nếu tiền sử gia đình bạn có bệnh tim mạch thì bạn càng cần chú ý và đi kiểm tra sức khỏe sớm.

2.

Chăm tập luyện thể dục

Tập thể dục có thể làm tăng Lipoprotein tỷ trọng cao - thường được gọi là cholesterol 'tốt' và giảm Lipoprotein tỷ trọng thấp - cholesterol 'xấu'.

Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hoà hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3.

Không hút thuốc

Hãy nói không với thuốc lá.

Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành tăng 2-4 lần.

Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp và làm tăng khả năng bị đông máu, là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim.

Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ ''hút thuốc thụ động''.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ những người xung quanh bạn.

Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim.

Điều trị bệnh Tim mạch

Theo sự phát triển của khoa học, y học đã có những bước tiến lớn trong việc điều trị bệnh tim mạch.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân tuỳ theo bệnh trạng có thể được thực hiện các ca mổ thích hợp.

Đây là phương pháp điều trị can thiệp.

Những ca mổ này thường áp dụng điều trị cho chứng động mạch vành, điều trị bệnh tim mạch vành.

Bên cạnh đó, có những thảo dược, rất gần gũi với đời sống nhưng có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh:

Như cúc hoa, theo Tây y, có chứa tinh dầu, các vitamin A, B, một số axít amin và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó đáng chú ý có selen – một nguyên tố thần diệu khử gốc tự do điển hình chống ôxy hoá, chống lão hoá và crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống các bệnh tim mạch.

Hoặc đan sâm có tác dụng chữa trị sự rối loạn tuần hoàn tim và não.

Loại thảo dược này còn hiệu nghiệm trong điều trị chứng hồi hộp, đau nhói và thắt ngực, mất ngủ, vàng da và có tác dụng an thai.

Việc điều trị bệnh tim mạch dù theo phương pháp nào cũng cần có sự kiên trì và tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, cũng như thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tim mạch.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-tim-mach-2684.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Tim mạch