Thông tin bệnh Tổ đỉa

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Tổ đỉa

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Eczema

Thông tin bệnh Tổ đỉa

Tổng quan Bệnh Tổ đỉa cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Tổ đỉa.

Tóm tắt bệnh Tổ đỉa

Tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, xảy ra chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón.

Chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Một số nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: Hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất dùng trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu...

Bệnh thường thấy ở những người mà nghề nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ (công nhân cơ khí, thợ sửa xe…), với hóa chất công nghiệp, rác thải (công nhân vệ sinh, phân loại rác, bới rác…), với hóa chất bảo vệ thực vật như người làm nông nghiệp...

Triệu chứng

Da nổi các mụn nước màu trắng, kích thước nhỏ khoảng 1 mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da, đôi khi kết tụ thành bóng nước lớn.

Ngứa, rát, tăng tiết mồ hôi, loạn dưỡng móng, làm hỏng móng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Điều trị tại chỗ bằng biện pháp ngâm bàn tay hoặc bàn chân bị tổ đỉa vào chậu nước ấm nóng có pha dung dịch thuốc tím để sát trùng.

Nếu tổ đỉa bị bội nhiễm gây mủ thì cần bôi/xoa các dung dịch có màu Milian hay Eosine để hút mủ.

Nếu nguyên nhân do nấm thì bôi dung dịch BSI, bôi thuốc chống nấm Nizoral...Nếu căn nguyên do dị ứng thì dùng các thuốc có Corticoid dạng kem/mỡ để bôi/xoa vào vùng tổ đỉa như Betnovate N, Sicorten, Flucinar,...

Điều trị toàn thân tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng người bệnh mà sử dụng thuốc uống làm giảm ngứa ngáy khó chịu.

Nếu nguyên nhân do nấm thì uống thuốc chống ngứa là Sporal hay Nizoral,nếu nguyên nhân do dị ứng thì dùng các thuốc chống ngứa thông thường như: Telfast, Clarityne, Celestamine...nếu tổ đỉa do vi khuẩn hoặc bị bội nhiễm gây mụn mủ thì dùng một đợt kháng sinh loại Erythromycin (khoảng 5 ngày).

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C...

và ăn các loại rau quả chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C (như cam, chanh, bưởi...).

Tổng quan bệnh Tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón.

Bệnh chưa xác định được nguyên nhân.

Một số nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu...

Bệnh thường thấy ở những người mà nghề nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ (công nhân cơ khí, thợ sửa xe…), với hóa chất công nghiệp, rác thải (công nhân vệ sinh, phân loại rác, bới rác…), với hóa chất bảo vệ thực vật như người làm nông nghiệp, đặc biệt là những người trồng rau nước (rau muống, rau cần…) ở gần các vùng mà nước thải thành phố chảy qua.

Bệnh liên quan đến tình trạng viêm nhiễm của da do da tiếp xúc với bụi bẩn...

Nguyên nhân bệnh Tổ đỉa

Căn nguyên bệnh tổ đỉa cho đến nay vẫn chưa rõ ràng.

Phòng ngừa bệnh Tổ đỉa

Cần tránh ăn uống các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể, hạn chế ăn uống các chất cay, nóng, kích thích (ớt, hạt tiêu, bia, rượu...).

Tránh tiếp xúc với các đồ dùng, vật dụng dễ gây dị ứng.

Thường xuyên vệ sinh cá nhân, giữ cho bàn tay, bàn chân sạch sẽ, khô ráo không để ẩm ướt.

Đặc biệt lưu ý khi bị tổ đỉa gây ngứa, người bệnh không nên gãi, chà xát hoặc dùng kim chọc vỡ mụn nước vì tổ đỉa rất dễ bị bội nhiễm vi trùng gây viêm mủ da, đồng thời hạn chế để vùng tổn thương tiếp xúc với xà phòng, xi măng...

Nếu phát hiện thấy có các triệu chứng bệnh tổ đỉa như đã nêu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được khám và hướng dẫn chữa trị.

Hiệu quả chữa bệnh tuỳ thuộc vào việc bạn được điều trị sớm và đúng cách theo tình trạng bệnh lý cụ thể.

Điều trị bệnh Tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thường được chữa trị bằng biện pháp tại chỗ và toàn thân như sau:

Điều trị tại chỗ

Cắt cơn ngứa bằng biện pháp ngâm bàn tay hoặc bàn chân bị tổ đỉa vào chậu nước ấm nóng, hoặc ngâm bàn tay, bàn chân bị bệnh vào nước nóng ấm có pha dung dịch thuốc tím để sát trùng.

Nếu tổ đỉa bị bội nhiễm gây mủ thì cần bôi/xoa các dung dịch có màu Milian hay Eosine để hút mủ.

Tùy nguyên nhân gây tổ đỉa mà chọn thuốc bôi/xoa thích hợp lên vùng tổn thương do bệnh.

Nếu nguyên nhân do nấm thì bôi dung dịch BSI, bôi thuốc chống nấm Nizoral...

Nếu căn nguyên do dị ứng thì dùng các thuốc có Corticoid dạng kem/mỡ để bôi/xoa vào vùng tổ đỉa như Betnovate N, Sicorten, Flucinar,...).

Điều trị toàn thân

Tùy thuộc theo nguyên nhân và tình trạng người bệnh mà sử dụng thuốc uống làm giảm ngứa ngáy khó chịu.

Nếu tổ đỉa nguyên nhân do nấm thì uống thuốc chống ngứa là Sporal hay Nizoral.

Nếu nguyên nhân do dị ứng thì dùng các thuốc chống ngứa thông thường như: Telfast, Clarityne, Celestamine...

Nếu tổ đỉa do vi khuẩn hoặc bị bội nhiễm gây mụn mủ thì dùng một đợt kháng sinh loại Erythromycin (khoảng 5 ngày).

Cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C...

và ăn các loại rau quả chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C (như cam, chanh, bưởi...).

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-to-dia-2479.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Tổ đỉa