Thông tin bệnh Tử cung nhi hóa

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái T

Tử cung nhi hóa

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Nhi hóa tử cung

Thông tin bệnh Tử cung nhi hóa

Tổng quan Bệnh Tử cung nhi hóa cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Tử cung nhi hóa.

Tóm tắt bệnh Tử cung nhi hóa

Tử cung nhi hóa trong tuổi sinh đẻ là một thuật ngữ để chỉ những phụ nữ trong độ tuổi 16 - 45 tuổi có bất thường về kinh nguyệt và khả năng thụ thai.

Cách xác định chủ yếu dựa vào sự đo đạc đường kính trước sau của tử cung trên siêu âm có chỉ số dưới 30mm, đi kèm vô kinh hay thiểu kinh.

Triệu chứng

Phụ nữ đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh hay kinh rất ít.

Hiếm muộn.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Khám Phụ khoa để xác định hệ sinh dục (bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung và hai phần phụ) có bất thường hay không.

Siêu âm.

Xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm nhiễm sắc thể, kiểm tra vú cũng như các chức năng gan thận.

Điều trị

Dùng thuốc nội tiết gồm Estrogen và Progesterone từ 3 - 6 tháng, đồng thời theo dõi sự thay đổi của tử cung cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

Tư vấn khả năng thụ thai cho phụ nữ có nhu cầu sinh con.

Những phụ nữ có suy buồng trứng sớm hay đã bị cắt bỏ buồng trứng 2 bên cần duy trì thuốc nội tiết tố lâu dài.

Những phụ nữ này muốn có thai phải có hỗ trợ sinh sản, cần xin trứng và thụ tinh trong ống nghiệm, sau khi trứng được thụ thai sẽ cấy vào tử cung để thai phát triển.

Phẫu thuật tạo hình tử cung.

Tổng quan bệnh Tử cung nhi hóa

Tử cung nhi hóa trong tuổi sinh đẻ là một thuật ngữ để chỉ những phụ nữ trong độ tuổi 16 - 45 tuổi có bất thường về kinh nguyệt và khả năng thụ thai.

Cách xác định chủ yếu dựa vào sự đo đạc đường kính trước sau của tử cung trên siêu âm có chỉ số dưới 30mm, đi kèm vô kinh hay thiểu kinh.

Bình thường ở những bé gái khi đến tuổi dậy thì, dưới vai trò của nội tiết tố nữ, hệ sinh dục phát triển, trở thành người phụ nữ, đặc biệt là tử cung, đây là cơ quan tạo ra kinh nguyệt, giúp cho trứng thụ tinh làm tổ hình thành nên thai nhi và nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Để đạt được chức năng trên, hình thể tử cung cho phép có kích thước đường kính trước sau từ 35 - 45mm.

Cấu trúc có đầy đủ thành phần bao gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc.

Hình thể tử cung phát triển lớn lên được là nhờ vai trò của nội tiết tố Estrogen và Progesterone đồng thời cũng tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thai nghén.

Do một lý do nào đó mà Estrogen và Progesterone không có mặt trong cơ thể của người phụ nữ thì tử cung sẽ không lớn lên được, do đó tử cung rất nhỏ như còn ở giai đoạn bé gái.

Nguyên nhân khác là bé gái sinh ra có sự khiếm khuyết tử cung.

Tất cả những nguyên nhân trên làm cho tử cung không thể đảm nhiệm chức năng của mình được, nghĩa là không có khả năng tạo ra kinh nguyệt và không thể cho trứng làm tổ để phát triển thai nhi.

Nguyên nhân bệnh Tử cung nhi hóa

Nguyên nhân tử cung nhi hóa có nhiều.

Mỗi nguyên nhân có cách điều trị riêng và khả năng thành công lấy lại thiên chức làm mẹ cũng khác nhau.

Những phụ nữ này có cấu trúc giải phẫu hoàn toàn bình thường, nhận biết được thấy ra kinh không đều, 2 - 3 tháng mới có kinh nguyệt.

Một trong những nguyên nhân thường gặp nữa là phụ nữ có phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hai bên do khối u, hay suy buồng trứng sớm.

Nguyên nhân ít gặp hơn là do bất thường bẩm sinh, phụ nữ không có tử cung hay tử cung rất nhỏ, biểu hiện trên lâm sàng vô kinh nguyên phát.

Nguyên nhân này gặp trong hội chứng Rokitansky - Kuster - Hauser: có hai buồng trứng, không có tử cung, không có âm đạo, âm hộ bình thường, do bất thường ống Muller.

Hội chứng Morris do không nhạy cảm với Androgen.

Biểu hiện bằng thiếu thụ cảm hay do đột biến gene mã hóa các thụ cảm của Androgen làm cho các thụ cảm không hoạt động, không có tử cung, buồng trứng và vòi trứng.

Khẳng định chẩn đoán bằng nhiễm sắc đồ, 46 XY, vật thể giới âm tính.

Phòng ngừa bệnh Tử cung nhi hóa

Điều trị bệnh Tử cung nhi hóa

Đối với những trường hợp xác định có tử cung và tử cung nhỏ, xét nghiệm nội tiết tố nữ giảm, ta có thể dùng thuốc nội tiết gồm Estrogen và Progesterone từ 3 - 6 tháng, đồng thời theo dõi sự lớn của tử cung, cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

Chú ý cần kiểm tra về vú cũng như chức năng gan thận.

Tư vấn khả năng thụ thai cho phụ nữ có nhu cầu sinh con.

Những phụ nữ có suy buồng trứng sớm thực sự hay đã bị cắt bỏ buồng trứng 2 bên cần duy trì thuốc nội tiết tố lâu dài.

Những phụ nữ này muốn có thai phải có sự hỗ trợ sinh sản, cần xin trứng và thụ tinh trong ống nghiệm, sau khi trứng được thụ thai sẽ cấy vào tử cung để thai phát triển.

Những phụ nữ có bất thường bẩm sinh như không có tử cung hay tử cung rất nhỏ cần làm một số xét nghiệm về nhiễm sắc thể, tùy theo mức độ có thể phẫu thuật tạo hình tử cung.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-tu-cung-nhi-hoa-2694.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Tử cung nhi hóa