Thông tin bệnh Ung thư tuyến tụy

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái U

Ung thư tuyến tụy

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Pancreatic cancer

Thông tin bệnh Ung thư tuyến tụy

Tổng quan Bệnh Ung thư tuyến tụy cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Ung thư tuyến tụy.

Tóm tắt bệnh Ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan nằm trong ổ bụng, có chức năng sản xuất Insulin và dịch tiêu hóa.

Ung thư tuyến tụy là nguyên nhân đứng hàng thứ tư gây tử vong do ung thư ở Mỹ và trên 50% bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy tử vong.

Ung thư tuyến là loại ung thư tuyến tụy nguy hiểm nhất và loại khối u nội tiết thường ít nguy hiểm hơn.

Triệu chứng

Sút cân, đau bụng, chán ăn, vàng da, buồn nôn và nôn mửa, yếu mệt, da xanh xao, tiêu chảy, đau lưng, phân có màu đất sét.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Ung thư tuyến tụy thường được phát hiện bằng xét nghiệm CT Scan bụng.

Sau khi khối u được nhìn thấy, sinh thiết là bước tiếp theo để chẩn đoán bằng cách nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Phẫu thuật có thể cần thiết nếu không thể sinh thiết bằng ERCP.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm Lipase máu, chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm, phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào loại ung thư, kích thước khối u và sức khỏe của bệnh nhân:

Chỉ khoảng 20% các khối u tuyến tụy được loại bỏ bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật Whipple là loại phẫu thuật phổ biến cho bệnh ung thư tuyến tụy.

Xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng.

Đặt Stent dẫn lưu mật.

Tổng quan bệnh Ung thư tuyến tụy

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng theo độ tuổi.

Phần lớn các bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 50 đến 80.

Ung thư từ các tế bào tuyến trong tuyến tụy không phổ biến.

Chúng được gọi bằng những tên khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào ung thư cụ thể hoặc các hormone được sản xuất từ khối u.

Bao gồm các khối u thần kinh - nội tiết, ung thư tế bào đảo tuỵ, u tụy Insulin, u tụy Glucagon,...

Những bệnh này không được đề cập trong trang web này vì ít gặp.

Loại tuyến thứ hai sản xuất các enzym giúp tiêu hóa thức ăn.

Những tuyến này chảy vào ống dẫn rồi vào ruột non.

Tế bào của các ống dẫn có thể chuyển thành ung thư.

Đây là dạng ung thư tuyến tụy phổ biến hơn, thường là dạng ung thư biểu mô tuyến.

Nguyên nhân bệnh Ung thư tuyến tụy

Cho tới nay, nguyên nhân gây nên sự phát sinh của bệnh vẫn chưa được khẳng định một cách chính xác.

Theo các nhà khoa học thì những người dưới đây dễ mắc bệnh hơn:

Người mắc bệnh tiểu đường

Người béo phì

Người hút thuốc lá

Người có tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh, em) mắc ung thư tuyến tụy

Phòng ngừa bệnh Ung thư tuyến tụy

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được phát hiện, tuy nhiên, có một số cách bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh, đó là duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý.

1.

Thay đổi phong cách sống:

Không hút thuốc: Thuốc lá có liên quan 20% đến 30% mắc ung thư tuyến tụy.

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với những người không hút thuốc.

Vì vậy, bỏ thuốc lá là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của bạn.

Nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm cần sau khi bỏ thuốc, và những người bỏ thuốc 10 – 15 năm, nguy cơ thấp bằng những người chưa từng hút thuốc.

Duy trì trọng lượng hợp lý: Nghiên cứu cũng chỉ ra béo phì và ít vận động là yếu tố nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.Những người tập thể dục thường xuyên đã giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh bằng cách tăng cường hoạt động thể chất và chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp phòng tránh ung thư tuyến tụy hiệu quả.

Tránh tiếp xúc với hóa chất: Tránh tiếp xúc với những môi trường có chứa các chất độc hại như thuốc trừ sâu và hóa chất khác để giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tụy.

2.

Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư tuyến tụy:

Chế độ ăn uống giàu protein, giàu chất béo sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên có chế độ ăn lành mạnh, nhiều trái cây tươi và rau quả, ăn thịt nạc ở mức vừa phải, điều này rất tốt cho sức khỏe tổng thể, đồng thời chống lại ung thư tuyến tụy.

Điều trị bệnh Ung thư tuyến tụy

Điều trị ung thư tuyến tụy

Phẫu thuật vẫn là lựa chọn để điều trị ung thư tuyến tụy.

Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều không thể phẫu thuật chữa lành bệnh vì khi phát hiện, bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối.

Ngay cả khi không còn có thể phẫu thuật chữa lành, thủ thuật vượt qua đoạn nghẽn có thể được thực hiện để làm giảm sự vàng da và ngứa do ung thư tuyến tụy và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Xạ trị được coi là phương pháp điều trị chính nếu không thể phẫu thuật.

Trong những trường hợp này, xạ trị có thể giúp giảm đau và đôi khi giảm vàng da.

Xạ trị cũng có thể được điều trị bổ sung sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hoá trị được sử dụng để tăng hiệu quả của xạ trị, ví dụ như chất gây cảm thụ bức xạ, hoặc khi ung thư tuyến tụy rất trầm trọng, là khi phẫu thuật và xạ trị không còn thích hợp.

Hóa trị có thể kéo dài cuộc sống của bệnh nhân thêm một vài tháng.

Quan trọng hơn, hóa trị liệu đã được nhận thấy có khả năng giảm đau ở một số bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Ung thư tuyến tụy có thể gây đau và một loạt thuốc giảm đau có thể giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu.

Cần trao đổi với bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa Ung thư để hạn chế các cơn đau đến mức tối thiểu.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-ung-thu-tuyen-tuy-3610.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Ung thư tuyến tụy