Thông tin bệnh Uterus prolapse

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái U

Uterus prolapse

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Sa sinh dục
  • Sa dạ con
  • Uterus prolapse

Thông tin bệnh Uterus prolapse

Tổng quan Bệnh Sa tử cung cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Sa tử cung.

Tóm tắt bệnh Uterus prolapse

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là hiện tượng tử cung từ vị trí bình thường bị chảy xệ qua âm đạo xuống đến xương hông, thậm chí ra cả ngoài âm đạo.

Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong thời gian chuyển dạ.

Triệu chứng

Cảm giác bị trì xuống trong vùng chậu

Đau vùng thắt lưng

Đau khi giao hợp

Sa niệu đạo hay mót đi tiểu

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Việc khám Phụ khoa sẽ giúp thiết lập chẩn đoán.

Chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm

Điều trị

Lựa chọn phương pháp nào để điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh…

Tổng quan bệnh Uterus prolapse

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là hiện tượng tử cung từ vị trí bình thường bị chảy xệ qua âm đạo xuống đến xương hông, thậm chí ra cả ngoài âm đạo.

Sa tử cung có nhiều mức độ khác nhau: nhẹ, trung bình và nặng.

Sa loại nhẹ (cấp độ 1): Loại này đa số bệnh nhân không có cảm giác gì, chỉ khi đứng lâu hoặc lao động thể lực nặng thì cảm thấy nhức mỏi lưng.

Sa loại trung bình (cấp độ 2): Một phần cổ tử cung hoặc thân tử cung xệ ra ngoài miệng âm đạo.

Sa loại nặng (cấp độ 3): Toàn bộ cổ tử cung và thân tử cung lộ ra ngoài miệng âm đạo.

Loại này dễ viêm nhiễm nhất, tử cung xung huyết, phù, loét mưng mủ, chảy dịch màu vàng.

Nặng hơn có thể sốt cao, khô miệng, táo bón, cần đến bệnh viện điều trị sớm.

Nguyên nhân bệnh Uterus prolapse

Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong thời gian chuyển dạ, nhất là khi bạn sinh nhanh, chuyển dạ lâu hoặc sinh con quá to.

Bệnh đặc biệt hay gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh.

Khi mới sinh đến khoảng 1-2 tháng, tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn.

Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén.

Việc lao động nặng nhọc, gằng sức, đi lại quá nhiều khiến dạ con bị sa xuống.

Bên cạnh đó còn nguyên nhân khác đó là sau sinh đại tiện khó, bị ho lâu ngày, liên tục có các động tác ngồi xổm, táo bón,…

Sa tử cung xảy ra khi có tật bẩm sinh ở tử cung: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung hơi dài quá gấp nhiều về phía trước hoặc phía sau.

Phòng ngừa bệnh Uterus prolapse

Sa tử cung với thời kỳ mang thai, quá trình sinh nở và điều dưỡng sau sinh có quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy nếu thực hiện tốt công tác giữ gìn sức khoẻ sau sinh, quá trình sinh nở phối hợp hành động thật tốt với y bác sĩ, sau sinh thực hiện tốt các phương pháp đề phòng, thì bạn sẽ không phải lo lắng gì nhiều.

Mới sinh xong không được xuống giường lao động nặng quá sớm, để tránh quá sức.

Tất nhiên, cũng không nên nằm nhiều trên giường.

Giữ cho việc nhuận tràng được dễ dàng, nếu có hiện tượng táo bón bạn có thể uống 10g Ma Nhân Hoàn, mỗi ngày 2 lần; hoặc sáng tối mỗi lần 1 thìa mật ong, giúp nhuận tràng thông tiện.

Tuyệt đối cấm rặn đại tiện.

Chú ý giữ ấm khi trời lạnh hoặc trái gió trở trời, đề phòng cảm mạo ho nhiều.

Người bị ho mãn tính cần tích cực trị bệnh.

Tăng cường các vận động co bóp cơ hông và cơ hậu môn.

Ví dụ động tác nâng mông, sản phụ nằm ngửa co hai đùi tạo góc 90 độ, từ từ nâng cao phần hông rồi nhẹ nhàng hạ xuống một cách nhịp nhàng.

Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 - 15 cái.

Động tác này có thể khiến cho cơ hông, cơ hậu môn dần dần khôi phục độ căng.

Ngoài ra còn có rất nhiều bài tập thể dục khác nữa dành cho sản phụ.

Nếu đã có hiện tượng sa tử cung, cần tuyện đối nằm nghỉ ngơi, ăn thêm đồ ăn bổ khí ích huyết, như cháo nhân sâm, cháo sâm thịt, canh nhân sâm, sơn dược hầm gà đen, canh nhân sâm hầm dạ dày, canh hoàng thị hầm thịt dê.

Điều trị bệnh Uterus prolapse

Lựa chọn phương pháp nào để điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh…

Điều trị không phẫu thuật: Dành cho những bệnh nhân tình trạng tương đối nhẹ, có nhu cầu sinh đẻ, hoặc cũng có thể chọn phương pháp này cho những bệnh nhân già yếu, sức khỏe kém không muốn hoặc không thể phẫu thuật được.

Các biện pháp có thể là nghỉ ngơi, dinh dưỡng, thuốc, những bài thuốc dân gian, châm cứu và luyện tập thể dục, nâng tử cung.

Các động tác luyện tập thể dục như làm động tác co hậu môn, 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.

Điều trị phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật; cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung tùy theo tuổi, nhu cầu sinh đẻ, sức khỏe của bệnh nhân, mà bạn sẽ được thầy thuốc tư vấn và lựa chọn phương pháp thích hợp với mình.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-uterus-prolapse-3452.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuốc liên quan đến bệnh Uterus prolapse