Thông tin bệnh Van bị rò rỉ

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái V

Van bị rò rỉ

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Van bị rò rỉ
  • Aortic Valvular Regurgitation
  • HoC

Thông tin bệnh Van bị rò rỉ

Tổng quan Bệnh Hở van động mạch chủ cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Hở van động mạch chủ.

Tóm tắt bệnh Van bị rò rỉ

Van động mạch chủ là lá van ngăn cách giữa động mạch chủ và tâm thất trái, có nhiệm vụ đóng mở, cho phép máu chỉ đi theo một chiều nhất định.

Khi tim co bóp, lá van sẽ mở ra, máu được bơm từ tâm thất trái lên động mạch chủ vào hệ tuần hoàn, cung cấp oxy và dưỡng chất cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Hở van động mạch chủ là tình trạng van không đóng kín, dẫn đến máu bị dồn ngược trở lại từ động mạch chủ về tim, làm tăng gánh nặng cho tâm thất trái và lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.

Triệu chứng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hở van động mạch chủ.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do di chứng của thấp tim, chiếm tới 75% các trường hợp.

Ngoài ra còn có thể do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; bệnh van động mạch chủ bẩm sinh; viêm cột sống dính khớp; bệnh giang mai; Lupus ban đỏ hệ thống; hay chấn thương…

Chẩn đoán

Các triệu chứng có thể phát triển dần dần và bao gồm: đau ngực, ngất, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm xuống, sức khỏe kém, tim đập nhanh, đánh trống ngực.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chẩn đoán được xác định bằng thông tim, siêu âm tim, siêu âm tim qua thực quản (TEE), chụp cộng hưởng từ (MRI) và/hoặc chụp động mạch vành.

Tổng quan bệnh Van bị rò rỉ

Hởvan động mạch chủ là tình trạng dòng máu phụt ngược từ động mạch chủ về thất trái trong kỳ tâm trương vì van động mạch chủ đóng không kín, gây nên tăng gánh thể tích thất trái.

Trong hở van động mạch chủ, vì van động mạch chủ đóng không kín nên:

Trong thì tâm trương

Một lượng máu từ động mạch chủ bị dồn ngược về thất trái tăng gánh tâm trương thất trái giãn, phì đại thất trái.

Tưới máu động mạch vành kém gây đau ngực.

Huyết áp (HA) tối thiểu thường giảm rõ.

Trong thì tâm thu

Thất trái phải co bóp mạnh hơn để tống một lượng máu lớn huyết áptối đa tăng chênh lệch huyết áptăng.

Riêng trong hở van động mạch chủ cấp: các cơ chế thích ứng của thất trái chưa được thành lập, dẫn đến:

Tăng nhanh áp lực cuối tâm trương thất trái đóng sớm van hai lá.

Nhịp nhanh nhưng cung lượng tim vẫn có thể giảm.

Huyết áp tối đa bình thường, chênh lệch huyết áp bình thường.

Tăng áp lực nhĩ trái tăng áp lực mao mạch phổi có thể dẫn đến phù phổi cấp.

Nguyên nhân bệnh Van bị rò rỉ

Có thể bẩm sinh hoặc mắc phải.

Bệnh lý của gốc động mạch chủ hoặc van động mạch chủ.

Bệnh lý của gốc động mạch chủ: Hội chứng Marfan, viêm động mạch chủ do giang mai, hoại tử dạng kén lớp áo giữa, tách thành động mạch chủ, giãn gốc động mạch chủ,…

Bệnh lý của van động mạch chủ: van động mạch chủ 2 lá, bệnh tim do thấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thoái hoá canxi hoá van động mạch chủ,…Màng ngăn dưới van động mạch chủ: do dòng xoáy vào van động mạch chủ gây hở van động mạch chủ.

Nguyên nhân hở van động mạch chủ cấp và hở van động mạch chủ mãn.

Phòng ngừa bệnh Van bị rò rỉ

Có chế độ làm việc vừa sức; tránh lo lắng, xúc động.

Điều trị suy tim bằng chế độ ăn nhạt, dùng thuốc trợ tim và lợi tiểu, điều trị tích cực tăng huyết áp.

Điều trị bệnh Van bị rò rỉ

1.

Nội khoa

Phòng thấp tim tái phát ở bệnh nhân hở van động mạch chủ do thấp tim.

Phòng biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Hở van động mạch chủ nhẹ - vừa (độ 1 - 2) và chưa có suy tim, kích thước thất trái bình thường hay chỉ tăng nhẹ: theo dõi, không cần điều trị thuốc.

Hở van động mạch chủ nặng (độ 3 - 4): dù chưa có triệu chứng vẫn nên dùng thuốc giãn mạch (thuốc ức chế men chuyển).

Bệnh nhân không có triệu chứng hay triệu chứng cơ năng không rõ ràng, chức năng thất trái bình thường (EF50%): theo dõi lâm sàng và siêu âm tim như sau:

Ds40mm, Dd55mm: kiểm tra lại sau 3 tháng, nếu ổn định thì 1 năm /lần.

Ds: 40 - 45mm, Dd: 55 - 65mm: 6 - 12 tháng /lần.

Ds: 45 - 50, Dd: 65 - 70: làm nghiệm pháp gắng sức, nếu đáp ứng tốt: theo dõi 4 - 6 tháng /lần, nếu không tốt: phẫu thuật.

Nếu là lần đầu khám bệnh nhân thì phải kiểm tra sau 3 tháng.

Điều trị suy tim (khi không có điều kiện mổ): Digitalis, lợi tiểu, giãn mạch…

2.

Ngoại khoa

Phẫu thuật (chủ yếu là thay van, đôi khi sửa van động mạch chủ) khi hở van động mạch chủ nhiều (3 - 4).

Nếu hở van động mạch chủ nhẹ thì không chỉ định phẫu thuật.

Nếu HoCnhẹ mà triệu chứng cơ năng hay rối loạn chức năng thất trái thì tìm nguyên nhân khác.Chỉ định phẫu thuậtcho các trường hợp:

Hở van động mạch chủ nhiều, có triệu chứng cơ năng do hở van động mạch chủ hay rối loạn chức năng thất trái gây ra.

Hở van động mạch chủ nhiều, tuy không có triệu chứng cơ năng nhưng:

Chức năng thất trái giảm (EF50%)

Chức năng thất trái bình thường song thất trái giãn nhiều: Ds 50mm, chỉ số Vs 55ml/m2và/hoặc Dd 70mm, chỉ số Vd200ml/m2

Ở bệnh nhân thất trái giãn khá nhiều (Ds: 45 - 50mm và/hoặc Dd: 65 - 70), nếu thất trái giãn nhanh và/hoặc đáp ứng kém với gắng sức thì nên mổ sớm.

Hở van động mạch chủ cấp nặng.

Bệnh của gốc động mạch chủ với đường kính gốc động mạch chủ giãn 50mm + HoC bất kỳ mức độ nào.

Hở van động mạch chủ nặng ở bệnh nhân phải chịu phẫu thuật van tim khác.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-van-bi-ro-ri-3863.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Van bị rò rỉ