Thông tin bệnh Vẩn đục dịch kính

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái V

Vẩn đục dịch kính

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Ruồi bay đục dịch kính
  • Đục dịch kính
  • Vitreous opacity

Thông tin bệnh Vẩn đục dịch kính

Tổng quan Bệnh Vẩn đục dịch kính cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Vẩn đục dịch kính.

Tóm tắt bệnh Vẩn đục dịch kính

Dịch kính là một chất giống lòng trắng trứng gà, trong suốt, nằm trong lòng nhãn cầu phía sau thủy tinh thể và chiếm 6/10 dung tích toàn bộ nhãn cầu.

Dịch kính ở phía sau dính vào xung quanh bờ của gai thị và màng ngăn trong của võng mạc, ở phía trước dính chặt vào Ora serrata và phần sau của thể mi.

Nó không có mạch máu, được nuôi dưỡng bằng chất thẩm thấu qua các mạch của hắc mạc.

Dịch kính vốn trong suốt, giúp ánh sáng có thể đi qua và truyền tín hiệu hình ảnh.

Nếu dịch này vẩn đục, hình ảnh sẽ mờ đi.

Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm màng bồ đào, chấn thương mắt (xuất huyết dịch kính, bong võng mạc) hoặc cận thị nặng.

Triệu chứng

Bệnh nhân nhìn thấy các dấu chấm, đường lượn sóng, các đốm nhỏ, "ruồi bay" hoặc chấm tròn nhỏ lơ lửng trước mắt.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Kiểm tra thị giác, siêu âm, điện võng mạc, chụp mạch huỳnh quang, chụp X-quang các xoang, sọ não, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ...

Điều trị

Không có cách điều trị cụ thể cho chứng đục dịch kính.

Sau một thời gian, chúng sẽ tự thuyên giảm.

Có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như di chuyển mắt sang hai bên hoặc lên xuống để khuấy đảo dịch kính nhằm di chuyển vẩn đục ra khỏi tầm mắt.

Vấn đề cần quan tâm chính là khả năng bệnh tiến triển lên thành chứng rách hoặc bong võng mạc.

Khi thấy những triệu chứng sơ khai của bệnh đục dịch kính hoặc chớp sáng như: số lượng vẩn đục và chớp sáng gia tăng đột ngột hoặc mắt thường xuyên có phần mờ, nên đến gặp bác sĩđể tiến hành kiểm tra mắt tổng thể.

Tổng quan bệnh Vẩn đục dịch kính

Nhãn cầu của mắt người có kích thước tương đương như quả táo ta hoặc quả cà pháo, với đường kính trục trước sau khoảng 22 mm.

Nhãn cầu có hệ quang học bao gồm 4 loại kính: Trước hết là giác mạc, kế đó là thủy dịch của tiền phòng, rồi đến thủy tinh thể và cuối cùng là dịch kính - chiếm 2/3 dung tích nội nhãn phía sau.

Dịch kính là một chất giống lòng trắng trứng gà, trong suốt, nằm trong lòng nhãn cầu phía sau thủy tinh thể và chiếm 6/10 dung tích toàn bộ nhãn cầu.

Dịch kính ở phía sau dính vào xung quanh bờ của gai thị và màng ngăn trong của võng mạc, ở phía trước dính chặt vào Ora serrata và phần sau của thể mi.

Nó không có mạch máu, được nuôi dưỡng bằng chất thẩm thấu qua các mạch của hắc mạc.

Dịch kính vốn trong suốt, giúp ánh sáng có thể đi qua và truyền tín hiệu hình ảnh.

Nếu dịch này vẩn đục, hình ảnh sẽ mờ đi.

Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm màng bồ đào, chấn thương mắt (xuất huyết dịch kính, bong võng mạc) hoặc cận thị nặng.

Ở người cao tuổi, dịch kính lỏng ra, hay có các bóng khí và vẩn đục.

Dịch kính cũng rất dễ đục ở những người tiếp xúc với tia lửa lò cao nhiều năm, không đeo kính bảo hộ.

Họ bị chấn thương mắt liên tục với tia hồng ngoại có ở lửa lò nhiệt độ cao.

Ở người cận thị nặng, dịch kính mắt hơi loãng ra cho phù hợp với kích thước lớn của vỏ nhãn cầu, vì thế dễ bị đục hơn.

Nó gây cảm giác vẩn mờ trước mắt, hơi khó chịu và cũng khó điều trị.

Nguyên nhân bệnh Vẩn đục dịch kính

Thường thì không có tổn hại riêng biệt ở dịch kính mà là biểu hiện của các quá trình bệnh lý của các màng trong nhãn cầu.

1.

Tổn hại do thoái hóa

Dịch kính lỏng: Dịch kính không còn là một thể keo nữa mà trở nên lỏng và thường kèm theo vẩn đục.

Dịch kính mờ hơn, trong có những sợi ngắn không đều xen kẽ và di động khi vận động nhãn cầu.

Tổn thương này hay gặp trong các bệnh của màng bồ đào, viêm dai dẳng và đặc biệt trong cận thị nặng.

Thể chơi vơi: Trong trạng thái bệnh lý các bạch cầu, tế bào Lympho, tế bào sắc tố...

xâm nhập vào dịch kính tạo thành những "thể chơi vơi" dưới dạng bụi, sợi, màng mỏng hoặc di động cố định.

Hiện tượng này hay thấy ở người già, người cận thị có tổn thương thoái hóa mạch máu, thoái hóa hắc võng mạc hoặc bị bong võng mạc.

Nhuyễn thể lấp lánh: Là một thể thoái hóa đặc biệt của dịch kính, không gây rối loạn về thị giác thường kèm theo dịch kính lỏng.

Lúc khám đồng tử giãn to, bằng ánh sáng chéo thấy phía sau dịch kính rất nhiều chấm trắng lấp lánh trong dịch kính.

Soi đáy mắt thấy có những hạt tròn, to nhỏ khác nhau, màu trắng sáng óng ánh hoặc di động theo vận động nhãn cầu.

Những hạt óng ánh này là những tinh thể Tyrozin, Cholesterin, có khi là vôi Photphas, thường gặp ở người già, hoặc ở mắt đã thoái hóa vì bệnh lậu hoặc bị chấn thương cũ.

2.

Tổn hại do viêm

Sau các quá trình viêm có tính chất cấp tính ở màng bồ đào, trong dịch kính có vẩn đục thể bụi ở phần sau (thường là đặc hiệu của viêm do giang mai).

Có khi dịch kính lại bị vẩn đục ở phía trước báo hiệu viêm mống mắt, thể mi nặng.

Các viêm mãn tính, nhất là có yếu tố nhiễm khuẩn phối hợp, dịch kính có thể bị hoàn toàn thay thế bằng tổ chức liên kết, một trạng thái thành sẹo của dịch kính.

3.

Bệnh nhiễm tinh bột

Đục dịch kính hai mắt là một biểu hiện sớm của bệnh nhiễm tinh bột gia đình hình thái di truyền trội.

Nhiễm tinh bột có tổn hại dịch kính hiếm gặp trong các trường hợp không có tính gia đình.

Ngoài lắng đọng dịch kính thể hiện trên lâm sàng, chất dạng tinh bột có thể lắng đọng ở mạch máu võng mạc, hắc mạc và vùng bè: Xuất huyết võng mạc, xuất tiết vết dạng bỏng và tân mạch võng mạc ngoại vi là những tổn thương đã được thông báo.

Ngoài ra có thể thấy những dị thường của hốc mắt, các cơ ngoại nhãn, mi mắt và đồng tử.

Những biểu hiện lâm sàng khác của bệnh này gồm bệnh đa thần kinh đầu chi trên, chi dưới và những dị thường của hệ thần kinh trung ương.

Chất dạng tinh bột có thể lắng đọng ở nhiều cơ quan bao gồm tim, tuyến giáp, tụy và cơ.

Những vết đục dịch kính ngoại bào ban đầu dường như nằm sát các mạch máu, võng mạc phía sau, sau đó chúng phát triển ra phía trước.

Ban đầu chúng có dạng hạt với những tua lưa thưa nhưng khi chúng to ra và nhập vào nhau, dịch kính trông như "bông thủy tinh".

Do dịch kính bị hóa lỏng hoặc bong phía sau, những vết đục có thể di chuyển vào trục thị giác gây ra giảm thị lực và sợ ánh sáng.

Phòng ngừa bệnh Vẩn đục dịch kính

Để phòng vẩn đục dịch kính, cần chữa tích cực chứng viêm màng bồ đào và chứng xuất huyết dịch kính; đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với tia lửa lò.

Nếu đã bị đục, cần điều trị bằng canxi, vitamin C, A, D, i-ốt.

Không nên quá lo lắng về chứng vẩn đục dịch kính vì nó thường không gây mù.

Hãn hữu lắm mới có trường hợp vẩn đục dịch kính tạo dải xơ, gây co kéo làm bong võng mạc.

Điều trị bệnh Vẩn đục dịch kính

Không có cách điều trị cụ thể cho chứng đục dịch kính hoặc chớp sáng.

Sau một thời gian, chúng sẽ tự thuyên giảm.

Có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như di chuyển mắt sang hai bên hoặc lên xuống để khuấy đảo dịch kính nhằm di chuyển vẩn đục ra khỏi tầm mắt.

Vấn đề cần quan tâm chính là khả năng bệnh tiến triển lên thành chứng rách hoặc bong võng mạc.

Khi thấy những triệu chứng sơ khai của bệnh đục dịch kính hoặc chớp sáng như: số lượng vẩn đục và chớp sáng gia tăng đột ngột hoặc mắt thường xuyên có phần mờ, nên đến gặp bác sĩđể tiến hành kiểm tra mắt tổng thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-van-duc-dich-kinh-3647.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Vẩn đục dịch kính