Thông tin bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái V

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Viêm da phototoxic
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng

Thông tin bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng

Tổng quan Bệnh Viêm da tiếp xúc cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Viêm da tiếp xúc.

Tóm tắt bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng

Là tình trạng viêm khu trú trên da do kích ứng hoặc phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với chất lạ hoặc chất gây dị ứng (dị nguyên).

Nguyên nhân phổ biến là do thực vật, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, hóa chất, thuốc, dung môi và chất kết dính.

Triệu chứng

Da bị đỏ, ngứa, sưng, nổi mụn nước, tái phát các triệu chứng khi tái tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Với trường hợp nghiêm trọng, thử nghiệm dị ứng hoặc sinh thiết da được thực hiện.

Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị bao gồm việc loại bỏ các chất gây kích thích và làm sạch da.

Steroid dạng bôi được dùng cho trường hợp nhẹ, và steroid dạng uống hoặc tiêm cho các trường hợp nghiêm trọng hơn.

Sử dụng băng mát cho vùng da phát ban khô và băng khô cho ban ẩm.

Tổng quan bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân tiếp xúc bên ngoài.

Tỷ lệ bệnh viêm da tiếp xúc khác nhau giữa các vùng địa lý, thời gian trong năm, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi của bệnh nhân.

Tại Việt Nam, bệnh viêm da tiếp xúc chưa được thống kê đầy đủ, nhưng đây là một bệnh da hay gặp và có xu hướng ngày càng tăng.

Có 2 loại viêm da tiếp xúc gồm: viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

Nguyên nhân bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng

Các chất kiềm, axit, chất tẩy rửa, chất bảo quản, chất khử mùi… hay gây viêm da tiếp xúc kích ứng.

Kiềm: Có trong xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa.

Chất kiềm có khả năng xuyên thấm và phá huỷ sâu do làm tan chất sừng.

Viêm da bàn tay ở các bà nội trợ, công nhân nhà máy xà phòng hay do chất kiềm gây ra.

Axit sulfuric, axit nitric, axit oxalic, axit chloric...

gây viêm da tiếp xúc nghề nghiệp

Kim loại: Đồng, thủy ngân, nickel, bạc, kẽm… viêm da tiếp xúc dị ứng do kim loại hay gặp nhất là do nickel có ở đồ bằng kim loại như: Dây đeo đồng hồ, cúc, khóa móc quần, thắt lưng…

Các chất khác: Bromine, chlorine, iodine, bụi kẽm, bụi vôi, bụi gỗ, bụi thuốc lá, potassium dichlomate trong thuộc da, xi măng…

Các dung môi hoà tan chất dầu, dầu bôi trơn, dầu cắt công nghiệp…

Dung môi bay hơi gây viêm da tiếp xúc ở mũi, miệng, mặt, vùng da hở.

Hương liệu, chất bảo quản có trong mỹ phẩm:

P-phenylenediamine trong chất nhuộm tóc

Formaldehyde trong nhựa dán

Carbamix, thiramix, mercaptomix trong cao su tổng hợp.

Thuốc bôi; hoá chất trừ sâu; nhựa cây; hoa, phấn hoa; quần áo…

Một số hoạt chất gây viêm da tiếp xúc do làm tăng nhạy cảm của da khi có sự tác động của ánh sáng mặt trời như Sulfonamide, Phenothiazine, Paraaminobenzoic axit, oxybenzone, 6-methyl coumarine.

Phòng ngừa bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng

Loại bỏ các chất tiếp xúc gây bệnh đã biết.

Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa; tránh tắm rửa quá mức để giữ lớp bảo vệ tự nhiên của da.

Dùng kem bảo vệ thích hợptrong các môi trường làm việc có tác nhân dễ gây viêm da tiếp xúc.

Thường xuyên bôi kem làm ẩm, nhất là sau khi làm việc để chống nứt, khô da, tránh sự xâm nhập của các chất kích ứng, có thể dùng các loại dầu thực vật, mỡ có sẵn tại gia đình.

Dùng găng thích hợp khi làm việc trong môi trường có chất kích ứng để không cho hóa chất hay dung môi xuyên thấm vào da.

Tư vấn nghề nghiệp thích hợp nhất là những trường hợp bị viêm da tiếp xúc do nghề nghiệp.

Có thể thử sự kích ứng/dị ứng của da đối với sản phẩm định dùng bằng cách bôi vào da ở mặt trong cẳng tay, dưới cằm hoặc lưng ngày 2 lần trong 7 ngày, nếu da không có phản ứng gì thì có thể dùng sản phẩm đó được.

Điều trị bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng

Ngừng ngay tiếp xúc với các tác nhân nghi ngờ.

Nếu đã biết tác nhân gây bệnh thì loại bỏ các chất còn dư thừa trên da bằng cách rửa nước hoặc dùng các chất trung hoà, nhất là đối với trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng do các hoá chất mạnh.

Đắp dung dịch Jarish, nước muối sinh lý, nước thuốc tím loãng, nước lá khế vô khuẩn đối với trường hợp có tiết dịch, sưng nề nhiều.

Thuốc bôi như Hồ nước, hồ Tetrapred, hoặc các loại kem có corticoid như: hydrocortisol, eumovate, locatop, beprosone, temprosone....

Trường hợp nặng: Bệnh nhân có thể phải nằm viện điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-viem-da-tiep-xuc-di-ung-3743.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Viêm da tiếp xúc dị ứng