Thông tin bệnh Viêm gan mạn

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái V

Viêm gan mạn

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Chronic hepatitis

Thông tin bệnh Viêm gan mạn

Tổng quan Bệnh Viêm gan mạn cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Viêm gan mạn.

Tóm tắt bệnh Viêm gan mạn

Viêm gan mạn tính là tình trạng gan bị viêm kéo dài trên 6 tháng.

Nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính thường liên quan đến sự tồn tại liên tục của vi-rút gây viêm gan, viêm gan mạn tính do tự miễn (rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể) và sử dụng thuốc trong quá trình điều trị các bệnh khác.

Viêm gan mạn có thể là hậu quả của viêm gan cấp, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính.

Tiến triển của viêm gan mạn thường dẫn tới xơ gan và ung thư tế bào gan.

Triệu chứng

Viêm gan mạn tính do vi-rút: triệu chứng rất mờ nhạt như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, gan to.

Viêm gan mạn tính tự miễn: đau khớp, viêm cầu thận, rối loạn đông máu.

Viêm gan mạn tính do thuốc: buồn nôn, đau nhiều ở hạ sườn phải, bụng trướng, sụt cân...

xét nghiệm máu thấy men gan tăng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu đo men gan, enzyme ống mật, mức độ Bilirubin - một sắc tố sản xuất bởi sự phân hủy của các tế bào máu đỏ - nồng độ Bilirubin cao gây vàng da, hàm lượng protein và các yếu tố đông máu.

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể được thực hiện để đánh giá kích thước của gan.

Sinh thiết gan làm xét nghiệm.

Điều trị

Điều trị dựa vào nguyên nhân: viêm gan mạn do vi-rút - sử dụng thuốc ức chế vi-rút; viêm gan do tự miễn - điều trị bằng Corticoid dài ngày; viêm gan mạn do thuốc và chất độc - ngừng thuốc hoặc cách ly với chất độc, nghỉ ngơi.

Tổng quan bệnh Viêm gan mạn

Viêm gan mạn tính là tình trạng gan bị viêmkéo dài trên 6 tháng.

Nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính thường liên quan đến sự tồn tại liên tục của virus gây viêm gan, viêm gan mạn tính do tự miễn (rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể) và sử dụng thuốc trong quá trình điều trị các bệnh khác.

Viêm gan mạn có thể là hậu quả của viêm gan cấp, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính mà thôi.

Tiến triển của viêm gan mạn thường dẫn tới xơ gan và ung thư tế bào gan.

Nguyên nhân bệnh Viêm gan mạn

Viêm gan mạn tính do vi-rút:Các vi-rút viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) ….

là những vi-rút dễ tiến triển đến viêm gan mạn (không loại trừ còn có vi-rút khác nữa).

Viêm gan mạn tính tự miễn:Viêm gan mạn tính tự miễn được định nghĩa là bệnh viêm gan mạn tính chưa rõ nguyên nhân với sự sai lạc trong phản ứng miễn dịch và có yếu tố di truyền.

Bệnh thường đáp ứng với điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, nếu không được điều trị sẽ tiến triển liên tục tới xơ gan và suy gan, tỷ lệ tử vong cao.

Viêm gan mạn tính do thuốc:

Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm Non-Steroid, ví dụ: Acetaminophen, Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Nimesulide, Piroxicam, Sulindac.

Những thuốc này tuy có cấu tạo hoá học khác nhau nhưng đều chung một tác dụng là hạ sốt, chống viêm và giảm đau.

Tuy nhiên, ngoài tác dụng chính thì tác dụng phụ của nó cũng vô cùng đáng ngại.

Một trong các tác dụng phụ của nhóm này là gây ra viêm gan vàng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Nhất là khi chúng ta sử dụng thuốc loại Acetaminophen với tên thuốc thông thường là Paracetamol.

Tỷ lệ gây bệnh về gan dao động từ 30-40%, một tỷ lệ không hề nhỏ trong sự cố viêm gan do thuốc.

Thuốc kháng giáp trạng

Một số thuốc dùng để điều trị bệnh Basedow (Thiouracil) có thể gây viêm gan.

Ngay trong tuần đầu tiên sử dụng men gan đã bắt đầu tăng cao.

Mặt khác, thuốc lại phải sử dụng kéo dài mới đủ liệu trình điều trị nên nguy cơ gây viêm gan của nó là rất lớn.

Do đó, trong chiến lược sử dụng thuốc cũng như việc tuân thủ điều trị, cả thầy thuốc và bệnh nhân phải dè chừng nhóm thuốc này.

Tỷ lệ gây viêm gan của nó khoảng 10%.

Thuốc trị lao

Các thuốc điều trị lao như Isoniazid, Pyrazinamide, Rifampicin là những thuốc gây viêm gan nặng nề nhất, đặc biệt là Isoniazid.

Tác hại trên gan của thuốc này nguy hiểm chẳng kém gì thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

Ngay trong thời gian đầu dùng thuốc, thuốc đã làm men gan tăng cao (như viêm gan thực thụ).

Mặc dù chưa gây ra vàng da ngay nhưng nó có thể hủy hoại toàn bộ gan của người bệnh.

Thuốc trị động kinh

Cho đến nay có khoảng 20 thuốc chống động kinh và là những hợp chất hoá học có thể gây viêm gan.

Mức độ hủy hoại gan tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và phụ thuộc vào tình trạng gan của bệnh nhân.

Tỷ lệ gây ra bệnh gan do thuốc động kinh khoảng 7%.

Thuốc chống ung thư

Có quá nhiều thuốc chống ung thư mà chúng vẫn hay được gọi là hóa chất chống ung thư, chúng có thể tác động xấu lên gan.Gan có thể sẽ bị viêm ngay sau ngày truyền đầu tiên và chỉ hai đến ba hôm sau là có biểu hiện rõ ràng.

Điển hình là các thuốc Cyclophosphamide, Cisplatin, Doxorubicin.

Phòng ngừa bệnh Viêm gan mạn

Tiêm phòng vắc-xin viêm gan các loại

Phòng ngừa viêm gan B (HBV)

Tiêm vắc-xin viêm gan B.

Vắc xin có hiệu quả phòng bệnh đến 95% và đây là loại vắc xin đầu tiên gián tiếp chống lại một bệnh ung thư nguy hiểm - Ung thu tế bào gan.

Thực hiện an toàn truyền máu

Thực hiện tình dục an toàn vì viêm gan B lây truyền qua tình dục.

Phòng ngừa viêm gan C (HCV)

Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C, chúng ta phòng bệnh bằng cách tránh tiêm chích, truyền máu an toàn, không dùng chung các dụng cụ tiêm chích, châm cứu, xăm mình, làm móng tay, dao cạo râu, bàn chải răng, quan hệ tình dục an toàn để khỏi nhiễm HCV.

Duy trì lối sống lành mạnh.

Hạn chế sử dụng rượu bia, khi dùng các loại thuốc cần có ý kiến của bác sĩ, ăn uống sinh hoạt và luyện tập điều độ để giữ cho gan khỏe mạnh.

Điều trị bệnh Viêm gan mạn

Điều trị nội khoa.

Thuốc điều trị theo nguyên nhân

Viêm gan mạn do vi-rút: Sử dụng thuốc ức chế virus

Viêm gan do tự miễn:Điều trị bằng Corticoid dài ngày giúp cải thiện được tình trạng mệt mỏi, chán ăn, sốt và đau khớp; kinh nguyệt cũng xuất hiện trở lại.

Các chỉ tiêu sinh hóa cũng được cải thiện tốt.

Tuy nhiên, cần để ý đến các biến chứng có thể xảy ra do dùng Corticoid kéo dài như hội chứng Cushing, béo phì, rậm lông, loãng xương, loét tiêu hóa…

Đối với viêm gan mạn do thuốc và chất độc: Chỉ cần ngừng thuốc hoặc cách ly với chất độc, nghỉ ngơi là bệnh có thể tự khỏi.

Thuốc điều trị triệu chứng các thuốc tăng cường thể trạng và tăng sức đề kháng của cơ thể.

Điều trị ngoại khoa:

Có thể xem xét điều trị ngoại khoa (ghép gan) nếu điều trị nội khoa thất bại và điều kiện cho phép.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-viem-gan-man-3898.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Viêm gan mạn