Thông tin bệnh Viêm loét miệng

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái V

Viêm loét miệng

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Aphthous ulcers
  • Aphtha
  • Viêm loét đau miệng

Thông tin bệnh Viêm loét miệng

Tổng quan Bệnh Viêm loét miệng cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Viêm loét miệng.

Tóm tắt bệnh Viêm loét miệng

Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi.

Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc nói chuyện, nuốt nước bọt… Bệnh thường tự khỏi trong vòng 5-7 ngày nhưng có thể tái phát.

Triệu chứng

Vết loét gây đau, ngứa bên trong miệng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và sinh thiết mô vết loét làm xét nghiệm tìm vi-rut HSV.

Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Rửa sạch và súc miệng bằng nước mát.

Để giảm đau, dùng Acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid/NSAIDs (ibuprofen/Motrin hoặc Advil, naproxen/Naprosyn hoặc Aleve).

Tránh các đồ uống và thức ăn nóng, thức ăn cay và mặn, cam quýt.

Thuốc kê toa như Corticosteroid tại chỗ dùng cho các trường hợp nghiêm trọng hơn.

Tổng quan bệnh Viêm loét miệng

Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi.

Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt…

Viêm loét miệng miệng thì thường xảy ra ở nữ hơn là ở nam giới.

Thống kê cũng cho thấy khoảng 30% số bệnh nhân thường bị viêm loét miệng tái diễn nhiều lần và có tính chất gia đình.

Các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhìn chung, các vết loét xuất hiện và tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần mà không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào.

Nguyên nhân bệnh Viêm loét miệng

Áp lực lớn do công việc và tinh thần căng thẳng khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm.

Lượng hỏa hư tăng mạnh, biểu hiện là tiêu hóa không tốt, hay bị táo bón...

Cọ xát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), bị cắn, và bị kích thích từ bên ngoài.

Rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thường bị tái phát.

Dị ứng do thực phẩm và thuốc.

Do vi khuẩn đặc thù gây nên.

Đã có rất nhiều chuyên gia cho rằng bệnh viêm loét miệng có liên quan đến việc suy giảm chức năng miễn dịch.

Đông y Trung Quốc cho rằng: Âm hư hỏa dư, hỏa dư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng, đau cổ họng.

Âm hư hỏa dư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng.

Trên thực tế, đây chính là một biểu hiện chức năng miễn dịch bị suy giảm.

Phòng ngừa bệnh Viêm loét miệng

Do cơ chế gây tổn thương chưa rõ nên việc dự phòng viêm loét miệng chủ yếu dựa vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không ăn quá nhiều các thức ăn gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, dấm…).

Việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin (C, B1, B6, B12, PP…) và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng… Cũng rất quan trọng vì đây là các yếu tố không thể thiếu đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.

Thay đổi thói quen nói chuyện nhiều trong khi ăn để tránh cắn phải lưỡi hoặc niêm mạc má.

Lựa chọn bàn chải răng thích hợp và làm vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng phương pháp để lợi không bị viêm loét.

Cuối cùng, việc thay đổi các thói quen có hại như hút thuốc lá, nghiện rượu, ăn uống không đủ chất, thức đêm nhiều, làm việc quá sức cũng như tránh các căng thẳng, các stress về mặt tâm lý, tạo một sự hài hòa, thoải mái trong cuộc sống cũng sẽ giúp bạn tránh được những phiền hà do viêm loét miệng gây ra.

Điều trị bệnh Viêm loét miệng

Nói chung, viêm loét miệng thường tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại một di chứng nào.

Tuy vậy, trong một số trường hợp, bạn cũng cần phải sử dụng một số liệu pháp như súc miệng hoặc bôi một số thuốc có chứa steroid như dexamethasone để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét.

Thuốc kháng sinh như tetracycline làm giảm đau, giảm viêm, làm mau lành vết loét nhưng hiện nay ít được dùng, đặc biệt ở trẻ em.

Các loại thuốc kem có chứa benzocaine, amlexanox, fluocinonide hiện đang được ưa chuộng giúp giảm đau và mau lành vết loét.

Bạn cũng có thể uống các thuốc như Prednisolon, Colchicine (thuốc điều trị bệnh gút) hoặc Cimetidine (thuốc điều trị dạ dày) để giảm đau và kháng viêm trong các trường hợp viêm loét miệng nặng và lâu lành.

Trong một số trường hợp, các thuốc làm khô, se ổ loét như nitrate bạc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm đau và mau lành vết loét.

Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho bệnh nhân uống thêm giảm đau (Paracetamol), Vitamin C, Vitamin PP.

Ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu… Gây đau ổ loét.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-viem-loet-mieng-3846.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Viêm loét miệng